Tuesday, August 5, 2008
Elizabeth Pham and The Vietnam Veterans
Nữ Phi Công Elizabeth Phạm Vinh Thăng Thiếu Tá
Tân thiếu tá Elizabeth Phạm.
Bà Elizabeth Phạm, phi công cuả Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ vừa mới đuợc vinh thăng thiếu tá. Bà là phi công lái máy bay F-18, phi cơ tối tân nhất hiện nay của Quân Lực Hoa Kỳ.
Thân phụ của bà là một cựu bác sĩ quân y QLVNCH, thân mẫu của bà cộng tác đắc lực trong hội hậu phương ủng hộ tiền tuyến tại địa phương cư ngụ, thành phố San Diego. Đó cũng là căn cứ gốc của thiếu tá Elizabeth Phạm .
Sau khi tốt nghiệp đại học, vị nữ sĩ quan này đã gia nhập Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ; bà đỗ thủ khoa trong khóa học đáp xuống hàng không mẫu hạm, thử thách lớn nhất cho mọi phi công.
Bà đã phục vụ tại lực lượng tiền phương vùng Thái Bình Dương, chiến trường Trung Đông, đặc biệt là tại Iraq, tăng cường hỏa lực, yểm trợ tại mặt trận cho lực lượng TQLC Hoa Kỳ trong các chiến dịch tại đó.
Sau một thời gian phục vụ tại Bộ Quốc Phòng tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nhiệm vụ mới của tân thiếu tá Elizabeth Phạm sẽ là phi công trong lực lượng ứng chiến thường trực tiền phương của Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, căn cứ tại Nhật Bản với hàng không mẫu hạm
Vào buổi trưa trời thật nóng một ngày mùa hè của miền Nam California, trong căn lều chật đông đúc người chờ chụp hình lưu niệm, tất cả những huyên náo, tiếng vang từ hệ thống âm thanh cực mạnh dội khắp mọi nơi từ sân khấu của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, với hơn mười ngàn người tham dự, một âm thanh trầm vang bao phủ cà một sân vận động trường Trung Học Bolsa thuộc thành phố Garden Grove, California
Người Thiếu Nữ Việt Nam với nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong Bộ Quân Phục Đại Lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trên vai với cấp bậc Đại Úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương Đại Lể và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nỗi bật, bên phải huy chương của đơn vị, mái tóc Cô cuốn tròn phía sau gáy nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người Nữ Quân Nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhũng người ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ và Cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thạnh tình mà đông đảo đồng hương dành cho Cô. Họ đến rồi đi Cô và Phu Quân tiếp đón từng người một, giong nói thật nhẹ nhàng và lễ phép luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm, họ đến để ngưỡng mộ nhưng cũng để tự hào chính họ một dân tộc có một qúa trình thật hào hùng và nhũng thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục chứng minh cho truyền thống ấy.
Cô Elizabeth Phạm tên ngắn gọi là Liz cùng Phu Quân đã đến với Cộng Đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt, đến để yểm trợ một việc làm đầy chính đáng, đến để cám ơn Anh những thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khà năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó, như lời Cô Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
Những Sĩ Quan Hoa Tiêu cho những phản Lực Cơ Chiến Lược, một trong những phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình "top top secret" tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi Quân Đội và Quốc Phòng phải được cấp trên chấp thuận và phải "briefing" tường trình tất cả khi trở về căn cứ. Do đó việc tham dự vào ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh người Thương Binh VNCH phải được sự chấp thuận của cấp trên và là cũng một cố gắng vượt bực của cô và phu quân để tham dự . cũng như trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn ngươì hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN đuợc trực tiếp chiếu hình đến khắp nơi trên Hoa Kỳ. Cô đã minh định lập trường Quốc Gia và Chính Nghĩa của mình cũng như muốn đền đáp lại phần nào quốc gia đã bao dung những ngươì tỵ nạn Cộng Sản để cho tất cả có một đời sống đầy ý nghĩa tại Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thơì điểm cô chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô. Những thành phố Southbay miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây, 1,458 chiếc FA-18 A/B đã sản xuất và trị gía 41 triệu dollars cho mỗi chiếc. Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. 17 năm sau ngày 29 tháng 11 chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị gía mổi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất và Cô Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã xử dụng loại máy bay chiến lược này.
Khi viết lưu niệm và chiếc áo của nhân viên thuộc Công Ty Northrop Grumman người đã làm việc tại chương trình F18 trên 28 năm đem đến căn lều dựng trong khu vực Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh và sẽ được giới thiệu đến những bạn đồng nghiệp một phụ nữ Việt Nam là phi công của những loại máy bay chiến lược này cô cùng phu quân đã ký tên vào. Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh, phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thưòng mà cô được vinh danh trong hạng những phi công xuất chúng. Và cũng có thể cô đang xử dụng loại máy bay EA-18G loại nầy tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình "Top Secret Clerance" Bí mật Chiến Lược Quốc Phòng nên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì và bất cứ ai, liên quan đến công việc của cô, trị gía mổi chiếc EA-18G lên đến 66 triệu dollars. Chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đó là chiếc X-35 JSF cô cũng mong muốn được xử dụng trong tương lai sắp đến.
Khi được mời sang chụp ảnh lưu niệm với các Cựu Quân Nhân và các thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cô và phu quân thật hăng hái, đến nơi những chiếc quân xa cùng thơì Chiến Tranh Việt Nam đã đậu sẵn, những bộ quân phục màu xanh olive, màu rằn ri, những cựu quân nhân QLVNCH khắp mọi nơi , căn lều dã chiến mùi vải bố nhà binh đầy nhóc người, những giá súng M16, trung liên, đại liên, mìn claymore, lựu đạn M26, băng ca tải thương, thùng đạn, dụng cụ cùng thời với chiến tranh Việt Nam được trưng bày và cô hiên ngang hùng dũng đứng trước những ngươì lính bộ binh trong trang phục tư thế tác chiến trước lều và những tấm hinh lưu niệm để ghi lại nhũng cuộc gặp gỡ khó quên này.
Khi băng qua khán đài trở lại nơi chụp hình lưu niệm tiếp tục trên sân khấu những bản nhạc thời chinh chiến vẫn tíếp tục những nghệ sĩ khắp nơi tự nguyện về trình diễn cống hiến những đóng góp của mình cho chương trình phát hình trong 5 tiếng đồng hồ liên tục và con số đóng góp đã hơn $600,000 dollars. Các thương binh đang chờ ngóng tin vui nơi quê nhà. Những hội đoàn và cá nhân, cơ sở thương mại tình nguyện công sức và tài chánh, những phiên họp của Ban Tổ Chức chuẩn bị từ nhiều tháng trước quy tụ hơn cả trăm thiện nguyện viên và ngày thứ bảy hôm trước hàng trăm người đã đến để sắp ghế, dưng lều, trang trí sân khấu, thiết kế âm thanh, treo biển ngữ, thử hệ thống điện thoại, hôm ngày Đại Nhạc Hội hàng ngàn tô phở và café đã được bán ra củng hàng chục ngàn chai nưóc lạnh và nước ngọt tất cả số tài chính thu được đều dành cho Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Cái món nợ tâm linh tuy chủ nhân không có khả năng đòi, nhưng Cộng Đồng người Việt Quốc Gia không đang tâm đi quịt những món nợ ấy.
Buổi chiều, cơn nắng gắt đả đi qua hơn 7 giờ tối nhưng mặt trời vẫn chưa lặn, những đồng hương không chịu ra về và cho đến gần 8 giờ tối tất cả nghệ sĩ dàn hàng ngang trên sân khấu cùng trình diễn bản nhạc và con tim đã vui trở lại của Đức Huy, cuối cùng Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt Chương Trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, đồng hương tủa tràn ra phía dưới sân khấu những vòng hoa tung lên, bong bóng và khói đệm cảnh tung ra những lơì chúc tụng và kêu gào cảm ơn thống thiết, những bàn tay vẫy như tiếc nuối, quang cảnh như nổ tung với nhiều triều mến, và tiếng nhạc cuối cùng chấm dứt tất cả như muốn giữ lại nhũng dư âm làm hành trang cho cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh kỳ 3.
Buổi tối đã 9 giờ đêm những thiện nguyện viên tiếp tục hoàn tất nhũng công việc quang cảnh baĩ chiến trường của sân vận động sau khi 10 ngàn người ra về, với chương trình văn nghệ liên tục hơn 8 giờ đồng hồ.
Khi ra về tấm biểu ngữ treo trên hang rào kẻm của sân vận động trường học với ánh sáng còn lại cuối ngày và ánh đèn đêm dòng chữ ẩn hiện.
Món nợ quê hương chưa trả hết
Niềm đau phế tật vẫn còn đây.
Lòng thanh thản cho những công việc thành tựu trong ngày, phía sau một vương vấn vẫn tíếp tục theo đuổi và chìm theo màn đêm. Bên kia công viên những ánh đèn sáng trắng và những đứa trẻ vẫn tiếp tục rong chơi vội cuối ngày, một đứa bé đứng lại nhìn những chiếc xe nhà binh củ kỷ nặng nề với nhiều trang cụ vừa chạy ngang qua và khuất dần trong bóng đêm.
Phạm Hòa
Elizabeth Pham
Niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt hải ngoại
Nữ Phi Công F-18 Elizabeth Phạm
Quý vị đang xem trích đoạn video về nữ đại úy Elizabeth Phạm
từ DVD 58 "Lá thư từ chiến trường" rất hay và hào hùng của trung tâm Asia
Bức hình này do đồng đội chụp đại úy Elizabeth Phạm trong chính phi cơ F18 của cô trên đường ra chiến trường.
Cùng một nụ cười xinh tươi, hồn nhiên với vóc dáng oai hùng của người Nữ phi công phản lực F-18 và nét đẹp dịu dàng của người thiếu nữ Việt Nam bình dị trong đêm từ thiện (hình bên) với tác phong của người phi công chuẩn bị xuất phát, vẩy tay chào người bạn đồng ngũ trên đường băng của hạm đội ngoài khơi ở một vùng biển nào đó... Hai hình ảnh, hai bối cảnh nhưng cùng một niềm vui ra trận và bên cạnh người chú, ký giả Nguyễn Tấn Lai.
Bức ảnh Đại Úy Elizabeth Phạm đang leo lên "Cockpit" của chiếc F18.
Tâm phục, khẩu phục chăng ? Có lẽ còn hơn thế nhiều !
(Seattle) Người can đảm, còn là người biết nhận giá trị đích thực của bản thân mình. Tự vận động chính mình để kiên trì làm việc, chứ không hề tự khen để rồi dẫn đến tự kiêu. Tự tập thói quen đó trong nhiều năm tháng để thúc dục và hun đúc cho nghị lực của mình. Can đảm là khi gặp nguy hiểm tới bản thân, nếu có, thì vẫn kiên trì theo dõi mục tiêu cho tới khi đạt được kết quả còn ngược lại không biết sợ nguy hiểm mà cứ hành động thì sự thể đó gọi là sự liều lĩnh chứ không thể gọi là can đảm được.
Ví dụ: Ngày 02/06/1995 Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ Scott O’Grady điều khiển một oanh tạc cơ siêu thanh F-16 bị hỏa tiển SA-6 Địa-Không của địch quân bắn rơi trên bầu trời Bosnia. Đại Úy O’Grady bung dù thoát ra khỏi máy bay và rơi xuống trong một khu rừng rậm dày đặc địch quân sùng lục, tìm bắt. O’Grady phải lũi trốn đến 6 ngày dài trong các bụi rậm và đói khát ... Chỉ biết bắt kiến mà ăn cho đở đói, tìm đủ mọi cách để tránh né địch quân trong cùng cực của đói và lạnh nhưng tin tưởng vào khả năng của mình để kiên trì liên lạc được về hậu cứ chứ không chịu đầu hàng ! Hành động này là một hành động vô cùng can đảm. Đại Tá TQLC Hoa Kỳ Martin Berndt dẫn 40 binh sĩ, không ngại nguy nan với hai chiếc trực thăng H.53 cất cánh từ một căn cứ ở Ý bay đến Bosnia hạ cánh ngay trên đầu địch quân, đúng vào địa điểm mà O’Grady đang lẫn trốn và bốc ngay O’Grady trong vòng 4 phút và bình yên bay trở về Ý. Đại Tá Martin Berndt và 40 binh sĩ TQLC này đã hành động có tính toán rất chính xác, tự tin, không ngại hiễm nguy và đã đạt thành công thì "hành động này thật là can đảm" chứ không phải là liều lĩnh.
Trong một lễ hội từ thiện của người Việt tuần qua tại nhà hàng Jumbo (Seattle), có sự xuất hiện của một phụ nữ. Thoạt trông người thiếu nữ này với dáng dấp rất ư bình dị, khiếm tốn. Ít nói, rất lịch thiệp và rất lễ phép đối với người lớn tuổi, mặc dù được sinh ra tại Mỹ, trưởng thành tại Mỹ nhưng nói tiếng Việt như "Gió". Trong 3 tiếng đồng hồ của ngày hội đó, ít ai để ý đến người thiếu nữ này. Chỉ có vài người đến trò chuyện với cô ấy. Bởi vì không ai biết chứ giá như mà họ biết thì chắc chắn là rất nhiều người đến hỏi thăm, chúc tụng, khen ngợi, tặng hoa hoặc vồn vã vây quanh như thường vẫn thấy đối với các khuôn mặt phụ nữ vang danh trong cộng đồng người Việt.
Sự thể cũng na ná như sự ái mộ của người Việt dành cho khoa học gia Dương Nguyệt Ánh hay Leyna Nguyễn (Người dẫn chương trình thời sự cho KCAL-TV tại Los Angeles) hoặc Betty Nguyễn (CNN) và gần đây nhất là cô Lê Duy Loan (phó tổng giám đốc kỹ thuật của Texas Instruments) ... Không ai biết trong ngày hội đêm hôm đó có sự hiện diện của một thiếu nữ Việt Nam, người mà các trung tâm băng nhạc Paris by Night và Asia đã năm bảy lượt mời xuất hiện trong các video của họ nhưng tất cả đều bị từ chối. Sự từ chối đó thoát đi từ cá tính rất khiêm tốn của người phụ nữ này. Sự từ chối đó thoát đi từ chỗ quá bận rộn của một quân nhân đang tham chiến trên một chiến trường nóng bỏng hằng ngày. Sự từ chối đó cũng thoát đi từ một sĩ quan triệt để tôn trọng quân kỷ... Từ chối tất cả mọi đề nghị để được tiếp xúc hay phỏng vấn của giới truyền thông ngoại trừ những mẫu đối thoại bình thường với những người bạn thân thiết trong gia đình.
Trên vùng trời Seattle, hằng năm, nhân ngày hội Seafair, những phóng pháo cơ siêu thanh bay rền khắp một vùng trời, biểu diễn nhào lộn vô cùng ngoạn mục với những pha, đôi lúc rất nguy hiểm, mà người xem có lúc đến "đứng" cả tim đó là các chiếc oanh tạc cơ siêu thanh "Ong Bầu" F 18 Hornet, thuộc toán phản lực cơ biểu diễn "Blue Angels" của Hải Quân Hoa Kỳ.
Ít ai biết là trong đêm lễ hội ở nhà hàng Jumbo cách đây một tuần lễ, có một người trẻ đang nghiêm trang cùng thân phụ hát vang bài quốc ca, chào Quốc Kỳ Việt Nam. Người đó là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên và cũng người phụ nữ Á Châu đầu tiên, trong lịch sử Không Quân Hoa Kỳ đang điều khiển một oanh tạc cơ chiến đấu F18 Hornet trị giá $35,000,000 (Ba Mươi Lăm triệu Đô La). Hằng ngày đã và đang vùng vẫy, ngụp lặn, thả bom rầm trời, trên chiến trường Afghanistan và Iraq. Người phụ nữ trẻ này với một cuộc sống vô cùng bận rộn trong 24 giờ đồng hồ một ngày, Nữ Đại Úy Không Quân của Binh Chủng TQLC Hoa Kỳ đang sống một đời sống vô cùng năng động nhưng lúc nào cũng sẵn sàng cho nhiệm vụ, cuộc sống hằng ngày không thể biết trước được và lúc nào cũng chỉ biết "Sắp Sẵn" mà thôi. Cô không lạ hay ngạc nhiên gì khi: "Đang ngồi ăn sáng thì phải bỏ dỡ, đứng rột dậy, vì có lệnh khẩn phải cất cánh bay ngay ra chiến trường ...". Cô chẳng bao giờ ngạc nhiên là khi đang nghĩ dưỡng sức tại Mỹ chỉ mới có vài ngày lại được lệnh phải leo lên máy bay, vèo qua Iraq !
Đại Úy Elizabeth Phạm là một nữ phi công duy nhất và xuất sắc nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ. Đại Úy Liz Phạm hiện đang phục trong Không Đoàn 242 TQLC Yễm Trợ và Tấn Công Dưới Mọi Thời Tiết. (Marine All Weather Attack Fighter Squadron 242). Không Đoàn này còn vang danh trong Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ với danh xưng là Không Đoàn "Bats" (Con Dơi - Cú đánh bất ngờ và chính xác, không chậm trễ). Không Đoàn này hiện nay có nhiệm vụ không yễm cực cận cho các lực lượng bộ binh khi chạm địch trên các mặt trận tại Iraq. Những phi công của không đoàn này được tuyển từ những phi công ưu tú nhất của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ và Đại Úy Elizabeth Phạm là người nữ phi công duy nhất có mặt trong Không Đoàn 242 Marine All Weather Figther Squadron.
Họ là những phi công mà đôi khi phải thả những quả bom để chận mức tiến quân của địch chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 600 Feet, tức là chỉ cách có 200 mét hay là một khoảng cách giữa ba cái trụ điện. Và rằng một sơ hở nhỏ nào đó xảy ra thì hậu quả sẽ không sao mà lường cho được, thế cho nên những phi công của không đoàn "242 Marine All Weather Attack Fighter Squadron" đều là những tay cừ khôi, rất giỏi ngang ngữa với các phi công Do Thái, những phi công mà từ trên cao vòi vọi thả một quả bom rơi ngay vào cái lổ ống khói của một cơ xưởng chế bom nguyên tử của Syria trong thập niên trước đã vang danh trên thế giới.
Trên chiến trường Falujah (Bắc Baghdad-Iraq), theo tài liệu của Không Quân Hoa kỳ, là một chiến trường mà không phận được mô tả là mỗi khi lực lượng bộ binh chạm địch thì hàng loạt máy bay đủ các loại của quân đội Hoa Kỳ xuất hiện trên bầu trời từng lớp, từng lớp từ trên cao nhìn xuống "như một đàn ong" thế mà những chiếc F 18 Hornet từ tuốt trên cao độ, lao sầm xuống với một tốc độ kinh hồn là 1190 Miles một giờ (2380 cây số) để thả một quả bom chỉ cách vị trí của các đơn vị bạn có 200 mét rồi xoẹt một khắc "Ba Mươi Lăm Triệu Đô La" vút lên cao mất hút trong không gian... Hình ảnh này mô tả được những phi công điều khiển các phóng pháo cơ F.18 Hornet rất tối tân của Hoa Kỳ là những tài năng rất ưu tú, rất can đảm (chứ không phải là liều lĩnh) của không lực Hoa Kỳ và trên thực tế lại lẫy lừng hơn cả một dàn dựng Top Gun của Hollywood mà trên chiến trường, Đại Úy Elizabeth Phạm có mặt thường xuyên trong các thành phần ưu tú đó.
Đại Úy Elizabeth Phạm sinh ra tại Seattle, của những ngày đầu tị nạn cách đây 29 năm. Cô là ái nữ của Bác Sĩ Phạm Văn Minh hiện có phòng mạch tọa lạc trên đường Rainier, Seattle tiểu bang Washington. Liz Phạm tốt nghiệp từ Đại Học USD (University of San Diego) và theo học về kỹ thuật bay tại trường huấn luyện phi hành T 34 của Hải Quân Hoa Kỳ tại Pensacola (Florida) với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó, cô tiếp tục theo học về kỹ thuật bay cấp cao T 45 Goshawk tại trung tâm huấn luyện Meridian của Hải Quân Hoa Kỳ tại tiểu bang Mississippi. Tốt nghiệp, Elizabeth Phạm đỗ "Top Hook" (Thủ Khoa) và được Đại Tướng Chỉ Huy Trưởng đích thân trao bằng tốt nghiệp đồng thời được tuyển chọn là Phi Công đầu tiên của Quân Chủng TQLC Hoa Kỳ điều khiển một phóng pháo cơ siêu thanh F 18 Hornet vào cuối năm 2003 với cấp bậc là Trung Úy. Năm 2005 Liz Phạm thăng Đại Úy. Cô thành hôn với Đại Úy Alexander Roloss cũng là một sĩ quan Phi Công F 18 Hornet và tốt nghiệp sau Liz Phạm một khóa huấn luyện, Đại Úy phu quân của Liz Phạm cũng phục vụ trong cùng một đơn vị. Theo thân phụ của Đại Úy Elizabeth Phạm thì cặp vợ chồng này như "Mặt Trăng và Mặt Trời". Chồng từ chiến trường trở về Mỹ thì Vợ lại bay ra chiến trường và khi Vợ về thì Chồng lại vút lên không trung bay đi Iraq ! Và hiện tại thì Đại Úy Elizabeth Phạm đang nghĩ ngơi tại Mỹ và sẽ lên đường trở lại Iraq vào trung tuần tháng 01/2008 và Alex Roloss sẽ trở về Mỹ cùng thời gian đó.
Nguyễn Tấn Lai, 24-12-2007
HISTORY PHI DOAN 224
Marine Fighter Squadron (VMF) 224 was commissioned on 1 May 1942 at Barbers Point, Hawaii. Flying Grumman F4F Wildcats, the Bengals entered WWII as part of the vaunted Cactus Air Force stationed on Henderson Field, Guadalcanal. Led by Medal of Honor recipient Maj Robert Galer, the squadron accounted for over sixty Japanese aircraft being destroyed in less than two months. The squadron also conducted infantry support missions while under constant attack from Japanese Naval, Air, and Ground Forces. VMF-224’s superb performance contributed significantly to the American victory at Guadalcanal, which in turn, helped stem the tide of the Japanese advance across the Southern Pacific and secured a crucial foothold in the long island-hopping campaign to Japan.
After Guadalcanal, the squadron was refitted with the Vought F4U Corsair and participated in the Marshall Islands Campaign. The spring of 1945 found VMF-224 participating in the last great battle of the Pacific Campaign. Arriving on Okinawa one week after the battle had begun, the squadron operated for the duration of the campaign from the newly captured airfield at Yomitan. Throughout the desperate struggle for Okinawa, the Bengals flew infantry support and counter air missions accounting for an additional fifty-five enemy aircraft being destroyed.
Following the surrender of Japan, the squadron served in various capacities in the States and overseas. The squadron entered the jet era in 1951 with the acceptance of the F2H-2 Banshee. In 1952, after completing a Mediterranean Cruise aboard the USS Roosevelt, the squadron accepted the Grumman F9F-5 Panther, and was re-designated Marine Attack Squadron (VMA) 224.
In July 1956, the squadron became the first Marine unit to field the A4D-1 Skyhawk aircraft. In 1965, after two cruises, a year deployed to Iwakuni, Japan, and numerous other training deployments, the Bengals entered the Vietnam conflict. For nearly a year the Bengals operated their “Scooters” from the expeditionary field at Chu Lai.
On 1 November 1966, the squadron acquired the Grumman A-6A Intruder and was re-designated as Marine All Weather Attack Squadron (VMA(AW)) 224. In 1971, the Bengals deployed to the South China Sea aboard the USS Coral Sea. As part of Carrier Air Wing 15, the squadron completed six line periods on Yankee Station and participated in numerous operations including the historic mining of Hai Phong Harbor.
During the period following the end of US involvement in Vietnam, the Bengals made numerous deployments to Europe and the Pacific where they participated in joint and combined exercises. The squadron received the upgraded A-6E TRAM (Target Recognition and Multi-Sensor) aircraft in 1974. The squadron was busily preparing for yet another deployment as part of the Unit Deployment Program (UDP) in the summer of 1990 when Iraq invaded Kuwait.
The Bengals deployed to the middle east, arriving on 28 August 1990. Operating from Shaikh-Isa Air Base, Bahrain the squadron conducted deterrent and training sorties as part of Operation DESERT SHIELD. From 16 January to 28 February 1991, the Bengals led the way in night combat operations in support of Operation DESERT STORM, expending more than 2.3 million pounds of ordnance during 422 combat sorties.
Following the capitulation of Iraq, the squadron had little time back in the states before they were once again in Iwakuni, Japan as part of the UDP. This deployment marked the final involvement of Marine A-6 aircraft in the Western Pacific Theater.
Shortly after their return to Cherry Point, NC, VMA(AW)-224 achieved a milestone in Marine Corps Aviation History. On 24 May 1992 the Bengals celebrated their 50th anniversary. For 224, it had been an exciting and rewarding half-century.
As their first fifty years came to an end, the Bengals began their next fifty with yet another new aircraft. On 6 March 1993, the squadron was re-designated VMFA(AW)-224 and moved to MCAS Beaufort, South Carolina where the Bengals received the multi-mission F/A-18D Hornet.
From April to September 1994 the Bengals deployed to Aviano, Italy, as part of the United Nations force for OPERATIONS DENY FLIGHT and PROVIDE PROMISE in Bosnia-Herzegovina. The squadron flew 1150 sorties for 3485 flight hours including 1150 night hours. The Marines of VMFA(AW)-224 again deployed to Aviano, Italy in September 1995, as part of NATO Operations DENY FLIGHT, DELIBERATE FORCE and JOINT ENDEAVOR. On 16 February 1997 the Fighting Bengals returned to Aviano, Italy for the last time. The squadron participated in Operation DELIBERATE GUARD and Operation SILVER WAKE. During this time the Bengals flew Dissimilar Air Combat Training sorties with MiG-29 "Fulcrums" from the re-united German Air Force.
In January 1998 the squadron deployed to MCAGCC Twenty-nine Palms to support CAX 3-98. The squadron also participated in numerous training exercises to include Urban Warrior, a missile shoot in NAS Roosevelt Roads, PR, Supporting Arms Training Exercise (SATEX), Hornets Nest and Capabilities Exercise (CAPEX) in preparation for another UDP deployment to Japan.
In January of 1999, the Bengals returned to Iwakuni as part of the UDP cycle, participating in several joint and combined exercises. The Squadron also participated in several Capability Exercises (CAPEX), and two Tactical Air Control Party (TACP) Exercises.
July 2001 brought yet another UDP to Japan, this time with the Advanced Tactical Airborne Reconnaissance System (ATARS), marking the return of the Corps' organic tactical reconnaissance to the Pacific theater after an absence of over a decade. For a majority of this deployment, the squadron was split into two detachments. The detachments flew in support of both the 31st MEU and 15th MEU, conducted ATARS reconnaissance missions, normal squadron training, and other such operations as deemed necessary by 1 MAW and MAG-12. During the course of the UDP, the Bengals operated out of Guam, Okinawa, Australia, Trukk Island, Papua New Guinea, the Philippine Islands, South Korea and mainland Japan.
In July 2003, the Bengals deployed again to the Western Pacific for another UDP. The squadron changed locations five times during the deployment, training with international forces to include the Royal Australian Air Force (F/A-18s) and Japanese Air Self Defense Force (F-4s). Furthermore, the squadron achieved over 20,000 mishap free hours, dropped over 350,000 lbs of ordnance and flew over 2100 flight hours in exercises over Japan, Guam and Australia.
Shortly after the squadron returned from the Western Pacific, the Squadron was placed on a 96-hour Prepare to Deploy Order (PTDO) in support of Operation IRAQI FREEDOM. The Bengals turned to and focused exclusively on Air-to-Ground training.
In July 2004, the squadron modified 75% of its aircraft for the LITENING AT Targeting Pod. The squadron participated in DAWEX at Camp Lejeune, showcasing both the squadron’s FAC(A) and Advance Tactical Airborne Reconnaissance System (ATARS) capabilities. The imagery exploitation process was exercised, allowing II Marine Expeditionary Force (MEF) to use the ATARS imagery for convoy route planning.
In December 2004, the Squadron fell under MAG-26’s OPCON and was immersed in the MAWTS-sponsored Exercise DESERT TALON 1-05 aboard MCAS Yuma, AZ. The exercise focused on the complete integration of fixed-wing, rotary-wing, convoy units and ground FACs in order to prepare the units for combat operations in support of Operation IRAQI FREEDOM (OIF).
On 11 January 2005, VMFA(AW)-224 deployed to Al Asad Airbase, Iraq in support of OIF. The Bengals brought to the Iraqi theater a plethora of capabilities unique to the F/A-18D. The two-seat hornet provided the Combined Forces Air Component Commander (CFACC) and II MEF Commanding General Forward Air Controller Airborne (FAC(A)) and Tactical Air Coordinator Airborne (TAC(A)) capabilities. Also, the addition of the Pioneer and Predator data link capability to the LITENING AT pod, combined with the two seat hornet, provided the CFACC’s and II MEF’s JTACs the ability to positively identify the enemy in real time, minimizing the time to prosecute known hostile targets.
While in support of OIF, the Bengals participated in Operations RIVER BLITZ, MATADOR, RAGING BULL, BARTER TOWN, NEW MARKET, SPEAR, DAGGER, SWORD and SCIMITAR in support of Regimental Combat Team 2, Regimental Combat Team 8, 3rd Battalion 25th Marines, 2nd Brigade Combat Team and many other Army and Air Force units. Furthermore, the Bengals employed 65,225 lbs of ordnance and flew over 2500 sorties and 7000 hours in direct support of Marine, Army and Coalition ground units.
One of the most important highlights for the squadron while flying in support of Operation IRAQI FREEDOM was providing over watch and air support during the Iraqi elections held on the 28th of January 2005. Over 70% of the voting population participated in the democratic process, making the elections a resounding success. The Iraqi people embraced their new democracy and the Bengals, flying over the skies of a free Iraq, helped in the continuation and preservation of Iraq’s newfound freedom.
The Bengals returned from OIF in August 2005 to their home station of MCAS Beaufort for normal peacetime training and workups. In February 2006, the squadron participated in Red Flag at Nellis AFB. The Bengals also conducted month-long training detachments to Yuma, AZ in June 2006 and San Diego, CA in October 2006.
In March 2007, the squadron deployed to Iwakuni, Japan for another UDP. The Bengals participated in various exercises including Foal Eagle, Cobra Gold, and Commando Sling, while executing a wide variety of missions such as ATARS reconnaissance missions, air-to-air training against dissimilar adversaries, Close Air Support (CAS), Forward Air Controller Airborne (FACA), and live air-to-ground ordnance delivery. Additionally, the squadron trained four new Air Combat Tactics Instructors (ACTIs). The squadron currently is preparing for its next deployment.
Subscribe to:
Posts (Atom)