Monday, August 8, 2011

Airborne Colonel Luong Xuan Viet / Đại Tá Nhảy Dù Lương Xuân Việt


AIRBORNE ALL THE WAY 

Ðại Tá Lương Xuân Việt: ‘Cấp bậc mình là máu xương đồng đội’Monday, August 08, 2011 2:13:48 PM




Bài và ảnh: Huy Phương/Người Việt
Sau khi bàn giao chức vụ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn Dù lại cho người chỉ huy mới, Ðại Tá Lương Xuân Việt đang chuẩn bị để theo học một khóa chính trị và ngoại giao cao cấp trong một năm, và sau đó, ông có thể được điều động về phục vụ tại Ngũ Giác Ðài. Theo lời mời của ban tổ chức Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh, Người Thương Binh VNCH” kỳ 5, sáng Chủ Nhật 7 tháng 8 năm 2011, Ðại Tá Lương Xuân Việt đã đến tham dự lễ khai mạc của đại nhạc hội gây quỹ này, và đã dành cho chúng tôi một cuộc tiếp xúc thân mật.

Ngỏ lời với tất cả đồng bào có mặt trong ngày hôm nay, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng khi đến đây, mắt ông đã rơi lệ vì thấy anh em quân đội VNCH đang đứng trước sân khấu và “nhất là khi tôi nhìn những người mũ xanh vì lý do là thân phụ tôi ngày xưa cũng là Thủy Quân Lục Chiến nên tôi nghĩ đến ông, và những anh em mũ đỏ cũng rất gần gũi với tôi là vì cùng chung một binh chủng”. Ông cho rằng ông rất hãnh diện đứng trên sân khấu giờ này và chúc cho đại nhạc hội thành công tốt đẹp, đặc điểm của buổi đại nhạc hội hôm nay là tình cảm của đồng bào Việt Nam đã dành cho anh em thương binh, và những người trong cộng đồng đã đóng góp nhiều công sức cho buổi ÐNH hôm nay. Mặt khác, khi đã mặc bộ quân phục, đã xông pha chiến trường mới biết tình thiêng liêng của huynh đệ làm sao, và chúng ta không bao giờ bỏ lại đồng minh, bỏ lại anh em trên chiến trường dù thời gian đã 35 năm trôi qua.
Trong câu chuyện riêng với chúng tôi, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói thêm rằng ông luôn luôn xúc động khi thấy những bộ quân phục ngày xưa, và hân hạnh được gặp gỡ những người này, vì thật sự họ là những anh hùng, đã ở trong quân đội nhiều năm như thân phụ và người cậu ruột của ông, và vì sống trong một gia đình quân nhân, ông mới hiểu thấu những nỗi hy sinh, cách biệt của những người lính đã hy sinh cho tổ quốc là to lớn chừng nào. Tuy bận rộn với quân vụ trong nhiều năm nay, Ðại Tá Lương Xuân Việt cũng đã theo dõi những sinh hoạt của cộng đồng người Việt tỵ nạn và tình hình của đất nước qua thư từ và e mail của bà con thân thích gửi cho. Lý do Ðại Tá Lương Xuân Việt chọn binh nghiệp chính là vì sự ảnh hưởng lớn lao của thân phụ ông là Thiếu Tá TQLC- VNCH Lương Xuân Ðương, và là một thanh niên lớn lên và được giáo dục trên đất Mỹ, ông muốn đóng góp cho đất nước này và nhất là để bảo vệ cho nền tự do của thế giới. Ông là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái, họ đều thành công trên đất Mỹ. Ông còn thân mẫu năm nay 77 tuổi sinh sống tại Los Angeles, và thân phụ ông đã qua đời năm 1997 tại California.
Khi qua Mỹ, Ðại Tá Lương Xuân Việt chưa đầy 10 tuổi và gia đình ông đã chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống. Sau khi tốt nghiệp USC, ông tình nguyện vào quân đội, mang cấp bậc Thiếu Úy Bộ Binh 1987 và được chọn vào danh sách sĩ quan hiện dịch. Ðồn trú Colorado, ông lần lượt giữ chúc vụ trung đội trưởng rồi đại đội phó Bộ Binh. Ông có khả năng chỉ huy và được đề bạt sang SÐ 101 Nhảy Dù, lần lượt giữ các chức vụ đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng rồi lữ đoàn trưởng.
Nói về sự thành công của cộng đồng người Việt tại Mỹ, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng ông rất xúc động mỗi lần nghe tin về một điều gì đó làm vẻ vang cho người Việt, dù là câu chuyện một em bé được một giải thưởng xuất sắc tại một trường trung học.

Cơ hội trở thành tướng lãnh gốc Việt đầu tiên?

Ðáp lại câu hỏi của chúng tôi về cơ hội ông là một sĩ quan xuất sắc của Sư Ðoàn Dù Hoa Kỳ có thể trở thành một tướng lãnh trong tương lai gần đây, Ðại Tá Lương Xuân Việt khiêm nhường nói rằng, dù trong binh nghiệp, ông đã lên tới cấp bậc cao nhất của một người Việt trong quân đội Mỹ, nên ông có nhiều trách nhiệm và cố gắng để làm vẻ vang cho dân tộc để cho mọi người biết sự đóng góp của người Việt mình cho dân tộc này. Cấp bậc ông đang mang này là máu xương, nước mắt của anh em đồng đội mà ông không bao giờ dám nhận vinh dự này là của riêng mình. Việc lên hàng tướng lãnh là điều có thể xẩy ra, nhưng ông không bao giờ nghĩ tới, vì những chiến công mà chúng ta đoạt được ở chiến trường cũng vì anh em thôi. Ðại Tá Lương Xuân Việt đã nhiều lần nói với bạn bè, dù ông xuống bao nhiêu cấp bậc cũng không đáng kể, nếu như lấy lại được mấy mạng sống của anh em đồng đội đã hy sinh trên chiến trường Iraq, Afghanistan.
Ðối với những cựu quân nhân một thời đã là chiến hữu của thân phụ mình, Ðại Tá Lương Xuân Việt nói rằng ông luôn luôn khắc sâu hai chữ ghi ơn, họ đã chiến đấu dũng cảm để cho ông và bạn bè có được ngày hôm nay.
Hiện nay, vì bận quân vụ trong khi theo học ngoại giao và chính trị, ông đã đưa gia đình gồm vợ và ba con về sống với trong cư xá sĩ quan tại thành phố Mountain View, Bắc California.
Ðại Tá Lương Xuân Việt nói tiếng Việt rất lưu loát và dùng chữ rất chính xác, mặc dầu ở Việt Nam ông chưa học hết bậc tiểu học. Ðây là lần đầu tiên, ông đến tham dự một buổi lễ với cộng đồng người Việt và gặp gỡ một số đông đảo đồng bào như trong ngày Ðại Nhạc Hội “Cám Ơn Anh...” hôm nay. Khi nghe lời phát biểu của Ðại Tá Lương Xuân Việt, chuyển từ tiếng Anh sang tiếng Việt một cách bất ngờ và tự nhiên, khán giả đã vỗ tay nồng nhiệt để tán thưởng ông.

3rd Brigade Combat Team change of command announced

Col. Dominic J. Caraccilo will relinquish command of the  101st Airborne Division (Air Assault) to Col. Viet X. Luong during a change of command ceremony Thursday, Feb. 5, 2009, at 10 a.m. in hanger three at Campbell Army Airfield.
Fort Campbell, KY.  The Home of the Screaming EaglesCaraccilo assumed command of the 3rd Brigade Combat Team (187th Infantry Regiment) in November 2006 and deployed in support of Operation Iraqi Freedom.  Prior to commanding 3rd Brigade he held several positions within the 101st Airborne Division. He served as the Division’s operations officer for transformation and the deployment to the Multi-National Division-North, Iraq. Caraccilo will be the Executive Officer to the Commander of Multi-National Forces-Iraq.
Luong has served as Deputy G-3 (operations), XVIII Airborne Corps (Rear) since February 2008. He has commanded several units, most recently 2nd Battalion, 505th Parachute Infantry Regiment, 3d Brigade Combat Team, 82nd Airborne Division. Luong started his military career upon receiving a regular Army commission after graduating from the University of Southern California with a degree in bio-chemistry along with a Masters of military arts and science. Military training and education include Airborne School, Ranger School, the Infantry Officer Basic and Advance Courses, Command and General Staff College, and Joint Forces Staff College. He is accompanied by his wife Kimberly and their three children.

 

Col. is 1st Vietnamese-American BCT commander



By Kristin M. Hall - The Associated Press
Posted : Thursday Jul 23, 2009 15:37:49 EDT

FORT CAMPBELL, Ky. — Fresh off a 14-month deployment to Iraq, the 3rd Brigade Combat Team of the 101st Airborne Division is preparing for a new Afghanistan mission with a new commander who brings a unique perspective to the ongoing wars.
Col. Viet Luong came to America in 1975 with his family as refugees from Vietnam. He said he is considered the first Vietnamese-American to command an Army combat brigade, having taken up his post in February.
From growing up amid a war to preparing a battle-hardened brigade for its fifth deployment, he describes his rise to the post as a deeply satisfying journey.
“To me it’s very profound and it’s everything this country stands for: the opportunities, liberty, equality and fraternity,” he said.
The brigade he is leading has its own history with Vietnam. It deployed to Vietnam in 1967 and fought extensively throughout the country.
“It’s a great honor to be in this brigade,” he added. “It’s a great unit with a gallant tradition and every day we try to live up to those standards. We’re very well connected to the veterans of this brigade and for me, it’s a privilege to be here.”
Luong began his military career after graduating from the University of Southern California and has mostly served with the Army’s airborne units, including the 82nd Airborne Division in North Carolina and the 173rd Airborne Brigade in Italy.
The military announced earlier this month that the brigade’s 3,800 soldiers would be leaving for Afghanistan by year’s end. Most of the unit’s previous deployments have been to Iraq, although it had a tour of Afghanistan in 2002.
President Barack Obama has ordered 21,000 additional U.S. troops to Afghanistan to fight a resurgent Taliban, shifting the global war focus away from Iraq.
Luong, who has served in Iraq, said the brigade has experience that will help it adjust to the different circumstances of Afghanistan.
“Some of the agricultural and economic initiatives that some of these leaders have brought with them from Iraq, I think will be monumental in Afghanistan,” Luong said.
“Many people will tell you that all the stuff that you learned in Iraq you can go ahead and flush because Afghanistan is different. I don’t completely agree with that because there are a lot of good things in Iraq that I think will transfer over.”
The unit is beginning training this month for the deployment, but Luong stressed that his brigade will remain flexible because of the rapidly changing situation in Afghanistan.
Training will include cultural and language skills and learning to use new equipment, such as lightweight mine-resistant vehicles, called MRAPs.
Without specific assignment orders at the moment, Luong said the brigade will be prepared for a full-spectrum of operations from combat to civil support.
With an Afghan presidential election scheduled in August, the Army’s role in supporting the government will be an important part of whatever mission they have, he noted.
“Really our job is to assist the government of Afghanistan connect itself to the people and be viewed as competent, legitimate government,” he said.
Luong said efforts to improve the Afghan economy have been successful through collaboration between the military, aid organizations and the State Department.
One challenge he is currently facing is giving his soldiers enough time at home with family before they have to leave again. With only 12 or 13 months expected between deployments, the stress can weigh heavily on soldiers and their families, he said.
“This brigade combat team is the most deployed brigade in the Army,” he said. “Over time it’s a significant stress on the force and it’s a significant stress on the family. And I am always concerned about that. To the best of our ability, we try to mitigate time away from home.”
I see where Col. Viet X. Luong, who fled Vietnam as a child refugee in 1975, has taken command of the 187th Airborne Infantry Regiment, AKA the Rakkasans, in the 101st Airborne Division. 
My friend Lewis Sorley points out that during the Korean War, that brigade was commanded by Gen. William Westmoreland, of course went on to top command in the Vietnam War.
Brig. Gen. Steve Townsend, a deputy commander of the division, told a local newspaper that, "There is simply no better commander for the Rakkasans' next rendezvous with destiny" -- which is to say, their next deployment with Afghanistan.
Little-known fact: Townsend is half-Afghan, having been adopted as a child by a U.S. military couple in Germany.

Monday, June 6, 2011

Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn


Vinh Danh Đại tá Lương Xuân Việt
Người Về Từ Chiến Trường A Phú Hãn
·         Vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên?
·         Căn cứ Fort Campbell với Viện Bảo Tàng chứa đầy những kỷ vật về chiến tranh VN

·         Bài của Triều Giang. Hình của Ban Báo Chí Lữ đoàn 3 Nhảy Dù, sư đoàn 101 tác chiến và Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo..
Cuộc chạy bộ chào mừng với trên 3, 000 binh sĩ
Từ tờ mờ sáng ngày 6 tháng 5, 2011, căn cứ Fort Campbell còn đẫm hơi sương. Nơi đây là bản doanh của sư đoàn tác chiến 101 với diện tích rộng trên 105 ngàn bộ Anh vuông  là nơi đóng quân của trên 25,000 quân nhân và gia đình. Fort Campbell nằm giữa ranh giới hai tiểu bang Tennessee và Kentucky. Sáng nay, căn cứ Fort Campbell tấp nập với trên 3,000 binh sĩ đang tập họp trên một sân cỏ giữa doanh trại, dưới sự chỉ huy của vị Đại tá người Mỹ Gốc Việt Lương Xuân Việt để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ dàì 5 dậm Anh, để chào mừng Ngày của Ngưòi Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương, do Lữ đoàn 3 Nhảy dù là một trong 5 lữ đoàn tác chiến cuà sư đoàn 101 tổ chức. Đây là một truyền thống mà sư đoàn 101 vẫn tồ chức hàng năm vào tháng 5 để ghi nhận và vinh danh người lính Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương.
Ngoài các phái đoàn người Mỹ gốc Phi Luật Tân, Đại Hàn, Samoa, Nhật bản tham dự như mọi năm, năm nay, đặc biệt, sư doàn 101 tiếp đón lần đầu tiên phái đoàn người Mỹ gốc Việt gồm gần 20 người thuộc hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Người Mỹ gốc Việt (VAHF) đến từ Texas và California, Linh mục Petter Châu Đỗ, ông Đỗ Hữu Đệ, Chủ tịch và môt số thân hào nhân sĩ thuộc cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Nashville, Tennessee, phóng viên Trọng Thắng và chuyên viên quay phim John Nguyễn của đài truyền hình Viet Face TV, Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc đài truyền hình VNA
Viện bảo tàng của Sư đoàn 101 chứa đầy chứng tích của chiến tranh VN
Quan khách được Thiếu tá Stephen Platts, tuỳ viên báo chí của Đại tá Việt, đưa đi thăm viếng Viện bảo tàng của sư đoàn. Những bộ sưu tập thật công phu và giá trị ghi chép và minh hoạ lại lịch sử của sư đoàn kể từ khi được thành lập năm 1942,  cho tới những cuộc chiến tranh lừng danh trên thế giới tại Đại Hàn, Việt Nam, Iraq, và mới nhất tại A Phú Hãn. Chính sư doàn 101 đã nhầy vào bờ biển Normandy, Pháp để giải phóng Âu châu mà trong phim “Ngày dài nhất” (The longest Day) nói về đoàn quân ngoại quốc đầy hào hùng và được người dân Âu châu gọi là những anh hùng thời Đệ Nhị thế chiến mà không ai trong chúng ta là không biết đến. Riêng trong chiến tranh Việt Nam, bước chân của người lính sư đoàn 101 cũng đã ghi dấu khắp nơi, từ Khe Sanh, Hạ Lào,... với trận Lam Sơn 719. Tất cả đều có những chứng tích ở đây. Kể cả những “thông hành chiêu hồi được máy bay Mỹ thả ngập đuờng mòn Hồ Chí Minh để kêu gọi các chiến binh CS “tung cánh chim tìm về tổ ấm”, một chương trình đã chiêu hồi được trên 200,000 sĩ quan,binh sĩ CS trong suốt 21 năm của cuộc chiến cũng được trung bày ở đây.
“Buốn và nhớ tuổi thanh xuân biết bao!”
Ông Nam Trần, trong phái đòan người Việt tại Nashville, Tennessee, cựu sĩ quan QLVNCH, nhiều năm tù CS, đến Mỹ năm 1993 theo diện HO. ông và gia đình sống tại New York đến năm 1995 thì dời tới Nashville làm việc cho một hãng in. Hiện ông và gia đình gồm một vợ 4 con, người lớn nhât 35 tuổi và con nhỏ nhất 20 tuổi còn đi học . Đời sống đã ổn định. Đứng tần ngần trước những di vật, ông Nam bùi ngùi tâm sự:” Tôi phục vụ trong Lữ đoàn 173, thuộc sư đoàn 22 Bộ binh đóng ở Tuy Hoà. Chúng tôi đã có dịp chiến đâu với các binh sĩ thuộc sư đoàn 101. Họ rất tinh nhuệ, tinh thần cao và bảo vệ đồng minh thật chí tình. Ông cũng nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719 với mục đích cắt đường tiếp viện của CS qua đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971 mà hình ảnh và chứng tích đang được trưng bày kín phòng triển lãm. Ông Nam tâm sự: “ Tôi thấy buồn và nhớ tới tuổi thanh xuân của mình biết bao!”
Anh Minh Nguyễn chăm chú xem những chiến xa, súng đạn nhiều loại được trưng bày cùng với những tượng của những người lính với quân phục khác nhau. Anh thán phục người Mỹ đã bỏ công sức ra để lưu lại những bài học cho những thế hệ đến sau. Anh Minh cho biết anh, đến Mỹ qua chương trình bảo trợ ODP. Anh vượt biển nhiều lần nhưng không thoát. Sau nhờ có cha anh là cựu Hải Quân, dù có đi học tập nhưng ông đã vượt biên đến Mỹ và bảo lãnh anh và con của anh hiện đang theo học Đại học tại đây. Đới sống yên ổn không bon chen nhiều nên anh bằng lòng với cuộc sống. Anh Minh cho biết cộng đồng người Việt ở đây khỏang 5 tới 6 ngàn người ở rải rác trong hai tiểu bang Tennessee và Kentucky, số đông là những cựu sĩ quan sang đây với diện HO và sinh sống bằng nghề Nail .
Sư đoàn 101 đã có chương trình trùng tu Viện Bảo tàng đầy giá trị này với hai dãy nhà khang trang sẽ được đặt tại con đường giáp ranh với bên ngoài để du khách có thể vào xem mà không cần phải vào trong bản doanh của sư đoàn 101. Mọi người như không muốn rời Viện Bảo tàng, nơi đang có những hình ảnh nhắc nhớ đến VN, đến một phần đời của mỗi người tại quê hương xa típ tắp nhưng Thiếu tá Platts luôn bên cạnh nhắc nhở phái đoàn phài giữ giờ cho tiết mục sắp tói.
Trường Huấn luyện nhảy dù
Trường huấn luyện nhảy dù tại căn cứ Fort Campbell hàng năm huấn luyên nhiền ngàn binh sĩ để cung ứng co các binh chủng. Với chương trình huấn luyện 10 ngày, các học viên phải học các cách nhảy từ có dù, không dù, nhảy tử trực thăng hay nhảy từ những điểm cao rồi, chạy 13 dặm trong 3 giờ đồng hồ. Nếu hoàn thành, các học viên sẽ được cấp bằng nhảy dù và trở về các đơn vị để phục vụ. Hai huấn luyện viên và 4 binh sĩ đã nhảy biểu diễn các kiểu cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt xem. Những tiếng vỗ tay khen ngợi hào hứng và những cái vẫy tay chào quyến luyến trước khi phái đoàn được chuyển qua khu huấn luyện tác xạ.
Khác với những xạ trường trong các trung tâm huấn luyên cũ trưóc đây với nững ụ cát, những hình người làm điểm nhắm. Ở đây là một phòng kín rộng đầy những giây điên chằng chịt. Trên 10 khẩu súng đủ loại được đặt trước một phông hình của một dãy phố. Khi bật đèn và nhất nút điều khiển trên phông hình xuất hiện những hình người ẩn núp hoặc chạy và các xạ thủ có thể nhắm bắn như ngoài chiến trường. Vị sĩ quan huấn luyện viên gỉai thích:” Với cách huấn luyện này vừa đỡ tốn kém, vừa chính xác hơn vì những phông cảnh có thể thay đổi cho thích hợp với những chiến trường khác nhau, và các học viên có thể bắn suốt ngày mà không phải tốn tiền đạn.”. Quan khách đưọc dịp bắn thử các loại súng và nhắm vào chiến trường ảo trước mắt nhưng cũng tạo được cảm giác hồi hộp không ít.
Cuộc viếng thăm bất ngờ của TT Obama 
Ngoài những trường huấn huyện vừa kể, Sư đoàn 101 còn có nhiều lực lượng đặc biệt khác được huấn luyện và đặt căn cứ tại đây, như đội trực thăng đặc nhiệm 160 mà những phi công lái 4 chiếc trực thăng xâm nhập vào Parkistan đến tận bản doanh của Bin Laden đang trốn đóng, bắn chết và mang xác cuả tên trùm khủng bố làm rung động cả thế giới cũng trực thuộc Sư đoàn 101 và có căn cứ tại đây. Do đó, chương trình lễ mừng Ngày Người Á Châu Thái Bình Dương hôm nay bị thay đổi đôi chút để đón tiếp TT Obama đến thăm viếng và vinh danh những phi công và đội đặc nhiệm cuả họ và sư đòan 101.
Trong hơn 2 giờ đồng hồ thăm một vòng doanh trại, với sự tiếp đã ân cần của Thiếu tá Platt và các binh sĩ trong ban tiếp tân, phái đoàn đã học hỏi rất nhiều về sinh hoạt và đới sống của người lính Mỹ tác chiến. Người tham dự như cảm thấy gần gũi, thông cảm và mang ơn nhiều hơn  những người lính và gia đình họ. Sự chu đáo này cũng nói lên tình cảm đặc biệt mà vị Chỉ huy trưởng và binh sĩ tại đây dành cho phái đoàn người Mỹ gốc Việt.  
VAHF và người Việt Nashville vinh danh Đại tá Việt
Khoảng gần trưa, trong không khí trong lành, với mùi thơm thoang thoảng của hoa xồi đỏ, và ánh nắng dịu dàng của những ngày đầu hè, khoảng trên 500 quân nhân và quan khách  Mỹ Việt đã tụ tập trước phòng khánh tiết của Lữ Đoàn 3 nhảy dù để tham dự Lễ Vinh danh Lữ đoàn trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất thuộc binh chủng tác chiến Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt.
 Để đáp lễ các sắc dân khác với y phục cổ truyền và để buổi lễ thêm phần long trọng, tất cả các phụ nữ người Mỹ gốc Việt có mặt đã mặc áo dài đầy màu sắc tươi vui, một số đội những vành khăn xếp rộng vành trông thật đẹp mắt . Riêng phóng viên Trọng Thắng đã khăn đóng, áo the, quần trắng thật long trọng.
Trong bài diễn văn ngắn nhưng cảm động, bà Nancy Bùi, hội Trưởng Hội VAHF đã phát biểu:
“Đúng 36 năm, 6 ngày trước đây, ngày 30 tháng 4, 1975, Sài gòn thất thủ. Chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Cuộc chiến đã cướp mất trên 58.000 chiến binh Hoa kỳ, hơn 500,000 chiến binh Nam Việt Nam và trên một triệu người dân Việt. Đó là một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi nhất trong thế kỷ thứ 20. Nhưng khi hoà bình đến, cuộc sống của người dân Việt Nam không khá gì hơn bởi vì kẻ ác đã chiến thắng….và nhiều người đã phải nghĩ rắng hàng triệu người Mỹ và Nam Việt Nam đã chết uổng phí. Nhưng nhờ lòng quảng đại của dân và chính quyền Mỹ đã đón nhận người Việt tị nạn và từ đó, cuộc chiến tranh Việt Nam cũng có một kết quả tốt đẹp. Đó là cộng đồng người Mỹ gốc Việt…”. Bà Nancy Bùi sau đó đã ca ngợi những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt đã mau chóng ổn định đời sống và trở thành một sắc dân có nhiều những đóng góp tích cực nhất vào sự phồn vinh của Hoa Kỳ. Và Đại tá Lương Xuân Việt là một thí dụ điển hình. Bà cũng thay mặt hội VAHF. chân thánh cám ơn sự hy sinh gian khổ của người lính Hoa Kỳ và tri ơn gia đình những người đã bỏ mình cho tự do và dân chủ trên toàn thế giới. Bà mong một ngày nào đó tự do, dân chủ sẽ soi rọi đến trên 85 triệu dân VN. 
Trong bộ quân phục tác chiến, Đại tá Lương Xuân Việt đáp từ bằng những lời ca tụng sự hy sinh của quân lực VNCH. Theo  ông, cuộc chiến VN tuy đã có kết quả không tốt, nhưng nó đã để lại những bài học quý giá mà ông và binh sĩ của ông được học hỏi để rút tỉa kinh nghiệm. Ông cũng ca tụng và tri ơn những người lính tác chiến của sư đoàn 101.. Ông phát biểu: ” Tất cả những gì tôi có là nhờ sự làm việc và đóng góp của tất cả các bạn. Nếu không có các bạn, tôi sẽ chẳng có gì hết..”
Linh mục Peter Châu Đỗ đã cùng với bà Nancy Bùi trao tặng tấm plaque của hôi VAHF vinh danh Đại Tá Lương Xuân Việt về những thành quả xuất sắc làm rạng danh người Mỹ gốc Việt  trong việc chiến đấu bảo vệ tự do và dân chủ tại Hoa kỳ và trên toàn thế giới. Người điều khiển lễ vinh danh là ca sĩ Thái Hà, thành viên của Ban Quản trị hội VAHF,  đã cùng với phóng viên Trọng Thắng của đài truyền hình Viet Face TV, bác sĩ Nguyễn Thu Thảo thuộc truyền hình VNA tại California, sau đó đã trao tặng hoa cho bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt để tỏ lòng ngưỡng mộ và tri ân về những hy sinh của người vợ và gia đình của những quân nhân Hoa kỳ. Buổi lễ được kết thúc bằng một bữa ăn trưa tại phòng khánh tiết của doanh trại.
Từ ước vọng của người cha tới ước mơ của vị Đại tá trẻ và sáng giá bậc nhất nhât của quân đội Hoa kỳ
Theo dư luận am tường về quân đội Hoa kỳ, Đại tá Lương Xuân Việt, người vừa về từ chiến trường A Phú Hãn cùng với 9,000 quân của ông, là một trong những Đai tá trẻ, sáng giá, với nhiều chiến công hiển hách từ hai chiến trường Iraq và A Phu Hãn. Sau khi về từ chiến trường Iraq năm 2009, ông đã từ là Trung tá Tiểu đòan trưởng được phong chức Đại tá Lữ đoàn trưởng và được gửi đi chiến trường A Phú Hãn, ông lên nhanh đến độ không có thời gian để đi học khoá huấn luyện sĩ quan cao cấp. Với thành tích cầm quân tại chiến trường gần 13 tháng với bao chiến công mà số quân tổn thất chỉ có 17 người. Tháng 6 sắp tới, ông sẽ được đưa về Đại học Standford để học về kỹ năng ngoại giao và lãnh đạo trong một năm. Nhiều người tiên đoán rằng sau khoá học này ông có nhiều cơ hội được lên tướng để trở thành vị Tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong lịch sử Hoa kỳ.
Xuất thân từ gia đình binh nghiệp, Cha ông là Thiếu tá Lương Xuân Dương, thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân lực VNCH từng làm sĩ quan tuỳ viên của Trung Tướng Lê Nguyên Khang. Sau 1975, cha ông và gia đình gồm một vợ và 8 người con, 7 gái và Đại tá Lương Xuân Việt là con trai duy nhất trong gia đình. Mẹ ông là bà Kathy Lương, hiện bà đang sống tại vùng ngoại ô Los Angeles, nơi mà gia đình bà đã đến Mỹ lập nghiệp trên 36 năm qua . Trong cuộc phỏng vấn gần hai tiếng đồng hồ dành cho chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn của hội VAHF, vị Đại tá ngưòi Mỹ gốc Việt đã nghẹn lời khi ông tâm sự về người cha: “ Cha tôi thường không biểu lộ chuyện buồn, nhất là với con cái. Nhưng ông không thể giấu được những dằn vặt với ý nghĩ vì sao ông không ở lại để tiếp tục chiến đấu với binh sĩ của ông? Ông thường khuyên bảo tôi nên chọn binh nghiệp để phục vụ vì rấr có thể một ngày nào đó tôi có thể đem lại lợi ích cho quê hương Việt Nam. Khi còn nhỏ, chị cũng biết sống trong khu ngoại ô Los Angeles, trẻ con chúng tôi không tránh nổi những trận ấu đả. Khi tôi còn nhỏ được cha mẹ tôi cho học võ Vovinam nên việc rèn luyện thân thể là chuyện hàng ngày đối với tôi, và tôi không bao giờ sợ khi cần phải dùng sức để tự bảo vệ . Nhờ đó mà việc chọn binh nghiệp cũng rất thích hợp với tôi. Lớn lên chút nữa khi vào Đại học, tôi cố gắng học và đâu điểm rất cao tại Đại học University of Southern California (USC),  nên được chọn vào trường sĩ quan không khó khăn. Sau khi tôi ra trường, phục vụ trong ngành tác chiến. Khi tôi lên tới Đại úy thì Ba tôi mất. Tôi nhớ mãi ngày ba tôi tham dự lễ gắn lon Đại úy của tôi, mắt cha tôi sáng lên với  niềm vui và hãnh diện. Cha tôi mất vì bệnh ung thư khi ông chưa đầy 65 tuổi. Tôi ước gì ông còn sống đến hôm nay và lâu hơn nữa để ông được nhìn thấy sự thành đạt của tôi !”
Niềm ước mơ lớn nhất cho Việt Nam
Khi được hỏi ông mơ ước gì cho đất nước Việt Nam? Vị Đại tá trẻ đã trả lời thật ngắn gọn như ông đã nung nấu trong sự suy nghĩ của ông từ bao lâu :” Điều ước mơ tôi mong muốn nhất là cho đất nước Việt Nam, một ngày nào đó, sẽ có tự do và dân chủ thực sự. Tôi cũng ước cho toàn dân Việt có cơm no, manh áo, và tất cả những trẻ em có cơ hội cắp sách tới trường.”
Trên chiếc bàn thấp và nhỏ giữa phòng làm việc của Đại tá Việt, những cuốn binh sử như đưọc giữ trong tầm tay với của vị Chỉ huy trưởng ở đây. Có những binh sử của Hoa kỳ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới. Những cuốn hồi ký của các danh tướng và có cả những binh sử của Việt Nam Cộng Hoà. Đại tá Lương Xuân Việt cho biết ông đọc và nghiên cứu rất nhiều. Sự học hỏi này giúp cho ông rút tỉa được kinh nghiệm của những người đi trước. Ông cho biết một số tài liệu của các tướng Việt Nam Cộng Hoà đã viết như Tướng Ngô Quang Trưởng với chiến  thuật du kích chiến hay Tướng Nguyễn Duy Hinh hiện còn sống tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về kinh nghiệm cuộc hành quân Lam Sơn 719 năm 1971 cũng là những binh sử gối đầu của ông. Ông cho biết khi cầm quân, dù mất một người cũng là nhiều, nên ông chú tâm vào các chiến thuật đánh sao cho kết quả nhưng không hao tổn xương máu của binh sĩ mới là chiến thắng toàn diện Chính vì thế mà trong gần 13 tháng điều khiển trên 9,000 quân tại chiến trường A Phú Hãn, với nhiều chiến công hiền hách, Đại tá Lương Xuân Việt chỉ mất có 17 binh sĩ
Một chỉ huy trưởng nghiêm minh nhưng đầy lòng nhân ái
Đại tá Lương Xuân Việt còn được sự kính phục của binh sĩ dưới quyền ông. Đi đến đâu chúng tôi cũng nghe những lời nói về ông với đầy cảm mến: “Ông ấy là một nhà lãnh đạo giỏi, ông ấy thương binh sị và làm việc rất nhiều để hỗ trợ binh sĩ, ông ấy cư xử với chúng tôi như anh em,..” . Riêng với Thiếu tá Platt, tuỳ viên báo chí của Lữ đoàn thì không tiếc lòi khen ngợi:” Đại tá Việt rất nghiêm, nhưng ông ấy sống chết với binh sĩ. Chúng tôi chứng kiến cảnh Đại tá đau buồn khi ông nghe tin binh sĩ tử nạn. Ông lúc nào  cũng làm hết sức, ngoài cả những gì ông ấy cần làm như tìm môi cách đến thăm những binh sĩ bị thương hoặc hy sinh, mặc dù nhiều lúc ông phải dùng trực thăng, đi đến những vùng nguy hiểm nhưng đối với ông sự có mặt của người chỉ huy trưởng  trong những lúc sống còn của người binh sĩ dưới quyền ông là một điều tối quan trọng. Tôi đã từng làm việc với nhiều Đại tá chỉ huy trưởng khác, nhưng khi làm việc với Đại tá Lương, tôi biết là tôi làm việc nhiều hơn rất nhiều nhưng tôi lại rất vui. Ông ta là một nhà lãnh đạo tài ba, và đức độ”
Nhưng tất cả những điều vừa kể trên chỉ là một phần của Đại tá Lương Xuân Việt, khi người phỏng vấn hỏi về gia đình thì gương mặt ông sáng lên và nói về người vợ của ông, bà Lương Mỹ Kim:bằng những lời thiết tha, chân tình: ” Kim là tất cả của đời tôi. Cô ấy thay tôi làm cha khi tôi phải ra chiến trường, cô ấy an ủi và chia sẻ với tôi trong những lúc vui buồn hoặc khó khăn. Chị biết mỗi khi có một binh sĩ phải hy sinh, tôi còn ngoài chiến trường thì Kim thay tôi đến để an ủi gia đình họ, trong khi tôi biết chính trong lòng của Kim cũng đang bối rối và  lo sợ cho tôi và những bấp bênh của một gia đình có ngưòi chồng trong ngành tác chiến. Vì luật lệ trong quân đội khiến chúng tôi phải dời đổi chỗ ở liên tục. Ít có nơi tôi ở đưọc lâu quá 3 năm nên Kim và các cháu cũng phải thay đổi trường học, môi trường sống liên tục. Tôi không thể làm tất cả những điều đã và đang làm nếu không có sự cộng tác của Kim.”
Và một mơ ước khác cho 3 người con là Lưong Thị Thu Diễm Asley, 16 tuổi lớp 11, Lương Xuân Huy Brandon, 14 tuổi, lớp 9, và Lương Xuân Quốc Justin 10 tuổi, lớp 5 sẽ chọn binh nghiêp. Đại tá Việt thổ lộ: “   Cháu gái lớn muốn học luật và sẽ chọn làm việc cho quân đội. Cháu trai thứ hai đang chờ đợi vào trường sĩ quan, cháu út thì còn nhỏ nhưng cũng đã và đang tìm hiểu. Tôi luôn khuyến khích các cháu, vì tôi mghĩ rằng: quân đội Hoa kỳ là một trong những môi trường phục vụ tốt nhất”.
Bài học từ chiến tranh VN
Tối hôm trước. Đại tá Việt và phu nhân là chị Kim đã có nhã ý mời chúng tôi đến thăm tư gia của họ trong căn cứ Fort Campbell. Căn biệt thự nhỏ xinh sắn trên đỉmh một ngọn một con đồi thấp là mái ấm cuả Đại tá Việt và gia đình. Trước nhà, phiá trái là cổng chào màu đỏ, nhỏ làm bằng gỗ theo hình cổng chào Torii của người Nhật; gần giống cổng tam quan của người Việt, phiá trái trồng cây kiểng và hoa rực rỡ. Bên trong căn nhà, vật dụng được trưng bày tươm tất nhưng giản dị của một gia đình trung lưu Mỹ. Tiếp chúng tôi, Đại tá Việt ngồi chiếc ghế sa lông chính giữa, bên phải là Đại tá Paul Sarat, lo về hành chánh, tái chánh. Bên trái là Thiếu tá Matt Leslie, trưởng Ban hành quân, có vợ Việt Nam, chị Linda Leslie. Họ nói chuyện với nhau thân mật nhưng tương kính. Chị Kim lo việc tiếp khách và ch ỉ  có  ch ị  Linda đến chơi  tiếp tay, mà không hề thấy bóng của người phục dịch. Chi Kim cho biết sư đoàn có đơn vị huấn luyện và hướng dẫn các gia đình binh sĩ cách sống tự lập. Các bà được dạy cách thay bánh xe, thay đèn, sửa những vật dụng giản dị trong nhà. Đời sống của gia đình một vị Đại tá trong quân đội Hoa kỳ thật đơn giản và tự lập.
Cuộc chiến tranh đã qua đi 36 năm, đến thăm viếng căn cứ Fort Campbell, doanh trại của Sư đoàn tinh nhuệ nhất để thấy cuộc lột xác hầu như hoàn toàn của quân đội Hoa kỳ sau bài học từ chiến tranh Việt Nam. Họ thay đổi từ chiến cụ, kỹ thuật tác chiến đến tinh thần và lối sống và làm việc của binh sĩ Hoa kỳ. Họ không còn là một tập thể  ô hợp của những người lính bị động viên. Hôm nay, người lính và đặc biệt là những vị sĩ quan chỉ huy, họ là những nhà binh chuyên nghiệp với kỷ luật nghiêm minh, với kỹ năng kỹ thuật nhuần nhuyễn. Ngoài việc đánh trận, ho cũng được huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, và đặc biệt tư cách và lối ứng xử của họ nói lên được tinh thần kỷ luật và trách nhiệm nghiệm minh  nhưng lại đầy  tinh người của một đoàn quân tinh nhuệ nhất trên thế giới, trong đó có nhiều vị chỉ huy cũng như gần 20 ngàn binh sĩ người Mỹ gốc Việt các cấp. Đó cũng chính là niềm an ủi và hãnh diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt của chúng ta.  
Người Mỹ tốn hơn 58 ngàn sinh mạng và nhiều tỷ bạc cho chiến tranh VN. Cuối cùng họ đã học được bài học của họ để xây dựng một quân đội hùng mạnh gần như hoàn hảo vào bậc nhất trên thế giới mà không một quân đội nào trên thế giới muốn đối đầu. Miền Nam VN tự do của chúng ta đã tổn thất hàng triệu người, thất thoát tiền rừng, bạc biển cho cuộc chiến. Nhưng đau thương nhất là chúng ta mất cả mảnh đất tự do của quê hương. Chúng ta đã học được bài học gì sau hơn 36 năm?   
Triều Giang
5/2011
 Hình ảnh
Tại chiến trường A Phú Hãn, Đại tá Lương Xuân Việt, thứ hai từ bên trái, đang nói chuyện với binh sĩ của ông thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù, trực thuộc Sư đoàn 101 của quân đội Hoa kỳ.
Từ trái sang phải Lương Thị Thu Diễm Asley, con gái đầu lòng, bà Kim Mỹ Lương, phu nhân, Lương Xuân Quốc, contrai út Justin, Đại tá Lưong Xuên Việt và con trai lớn, Lương Xuân Huy Brandon. trong niềm vui của ngày về từ chiến trường A Phú Hãn vào đầu tháng 3, 2011 vừa qua sau 13 tháng chiến đấu với những chiến công vang dội.
Thiếu tá Stephen Platt, sĩ quan tuỳ viên của Đại tá Lương Xuân Việt, người tiếp đón phái đoàn người Mỹ gốc Việt trong cuộc thăm viếng vào đầu tháng 5 vừa qua.chụp hình trước cổng Torri với hàng chữ Rakkansan là huy hiệu và biệt hiệu của Lữ đoàn 3 Nhảy dù.
Tại tư gia của Đại tá Việt: hàng ngồi từ trái: bà Linda Leslie (người Việt), Bà Lương Mỹ Kim, phu nhân của Đại tá Việt, bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF. Hàng đứng: từ trái,  phóng viên truyền hình Trọng Thắng, Trung tá Paul Sarat, chuyên về hành chánh, tài chánh, Đại tá Lương Xuân Việt và Thếu tá Matt Leslie, Trưởng ban hành quân
Đại tá Lương Xuân Việt đứng trước trên 3,000 binh sĩ thuộc Lữ đoàn 3 Nhảy dù để chuẩn bị cho cuộc chạy bộ 5 dậm Anh để chào mừng ngày của Người Mỹ gốc Châu Á Thái Bình Dương vào đầu tháng 5, 2011 vừa qua.
Đại tá Lương Xuân Việt chạy dẫn đầu đoàn quân trên 3,000 binh sĩ như mội con trăn khổng lồ đang trườn mình trên những con dốc, ngọn đồi của căn cứ Fort Campbell trong buổi sáng còn mờ sương.
Phái đoàn người Mỹ gốc Việt khoảng 20 người; gồm một số thành viên Ban Quản trị hội VAHF, Linh Mục Peter Châu Đỗ  và một số người Việt thuộc cộng đoàn  Công Giád tại Nashville được Thiếu tá Platt đưa đi thăm doanh trại.
Phái đoàn được hướng dẫn đi thăm  Viện Bảo tàng trong căn cứ Fort Campbell
Những đơn vị của Sư đoàn 101 từng tham chiến tại VN được ghi tên trên một tấm bảng với chữ màu văng trong khu trưng bày về chiến tranh Việt Nam trong Viện Bảo tàng.
Linh mục Petter Châu Đỗ và thông tín viên truyền hình của VietFace TV Trọng Thắng.
 Từ trái: Bác sĩ Nguyễn Thu Thảo VNA TV, California, Ca sĩ Thái Hà, thành viên Ban Quản trị Hội VAHF, Bà Linda Leslie, phu nhân của Thiếu tá Leslie, trưởng phòng hành quân của Lữ đoàn 3 Nhảy dù, bà Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF trong buổi lễ vinh danh Đại tá Lương Xuân Việt tại căn cứ Fort Campbell. 
Bà Nancy Bùi đang phỏng vấn Đại tá Lưong Xuân Việt cho Chương trình 500 Lịch Sử Phỏng Vấn, tại văn phòng làm việc của ông trong căn cứ Fort Campbell, Kentucky. 









Thursday, January 20, 2011

Đại Tá Lương Xuân Việt




Trung tá LƯƠNG XUÂN VIỆT, chỉ huy tại Iraq, vẫn giữ tâm hồn Việt Nam

‘Ði lính là phục vụ đất nước một cách chính trực và hữu ích’ - Trung tá LƯƠNG XUÂN VIỆT
Trong ngày nghỉ ở nhà, ông có thể dạo đàn guitar, ngâm nga hát một bài tình ca hoặc đọc một cuốn sách viết bằng tiếng Việt. Ngoài mặt trận, ông cầm súng lùng bắt những người vũ trang, hô to những mệnh lệnh bằng tiếng Anh. Người đa năng này là Trung Tá Lương Xuân Việt, một tiểu đoàn trưởng thuộc binh chủng Nhảy Dù của quân đội Hoa Kỳ.
Từ một đứa trẻ chưa đầy 10 tuổi phải di tản ra khỏi Sài Gòn vào cuối Tháng Tư 1975, theo đoàn người tị nạn cộng sản đến nước Mỹ, hơn ba thập niên sau ông Việt đã chỉ huy cả ngàn quân nhân tại mặt trận Iraq. Ðời binh nghiệp của ông khởi đầu từ cuộc chiến Việt Nam, đặc biệt là từ một người cha mà ông rất ngưỡng mộ.
Trong gần hai thập niên phục vụ trong quân đội, Trung Tá Việt, 42 tuổi, đã trú đóng tại nhiều nơi như Colorado, Haiti, Bosnia, Kosovo, từng giữ an ninh tại New Orleans sau ngày bão Katrina, và tham chiến tại Iraq vào năm ngoái.
“Tôi đã có mặt tại Iraq 15 tháng, tôi được giao nhiệm vụ hoạt động trong một vùng có diện tích rộng 3,600 cây số vuông. Thành phố Samarra thuộc vùng kiểm soát của chúng tôi,” ông cho biết vào ngày Thứ Năm, 21 Tháng Hai [2008].
Samarra nằm khoảng 80 dặm về phía Bắc thủ đô Baghdad. Nơi đây có các nhóm nổi dậy thuộc phái Sunni hoạt động rất mạnh chống lính Mỹ và quân đội Iraq.
Ðúng hai năm trước, vào ngày 22 Tháng Hai, 2006, những người Al-Qaeda quá khích đã đột nhập, gài chất nổ, phá sập mái vòm vàng tại ngôi đền Al-Askari. Ðây là đền thiêng liêng hàng thứ ba của người Hồi Shiite trên thế giới. Sự phá hoại đưa đến những vụ tấn công đẫm máu giữa người Shiite và người Sunni kéo dài trong hai năm qua.

Trung tá Edmonds & trung tá Lương Xuân Việt tại căn cứ LSA Anaconda. (Hình: Lương Xuân Việt cung cấp.)
Trung Tá Lương Xuân Việt và các quân nhân của ông đến Samarra sau khi Ðền Vòm Vàng bị nổ. Ông Việt đã chỉ huy Tiểu Ðoàn 2 thuộc Trung Ðoàn 505, Lữ Ðoàn 3 Tác Chiến, Sư Ðoàn 82 Nhảy Dù. Dưới quyền của ông là 850 lính nhảy dù, cộng thêm 300 quân nhân từ các đơn vị yểm trợ như quân cảnh, công binh, thiết giáp, đội tháo gỡ mìn. “Lực lượng của tôi đã có khoảng 1,250 quân nhân.”
“Nhiệm vụ của chúng tôi là đánh bại các nhóm nổi dậy trong vùng Samarra, trợ giúp chính quyền địa phương phục hồi những dịch vụ căn bản như điện, nước, rác, y tế, vân vân,” Trung Tá Việt kể.
“Chúng tôi đạt khá nhiều thành quả tại Samarra. Lính nhảy dù chúng tôi thường xuyên hành quân phản công chống Al-Qaeda. Chúng tôi đã phá vỡ trên một chục ổ khủng bố, tịch thu một số lớn tài liệu tình báo, dẹp tan các nhóm lãnh đạo Al-Qaeda cấp địa phương, bắt giữ trên 1,000 tên khủng bố, giúp người Iraq thành lập bộ tư lệnh cảnh sát quốc gia để tăng cường an ninh tại Samarra, tạo phương tiện cho nỗ lực xây lại Ðền Vòm Vàng, phục hồi Samarra và mang lại một cuộc sống dễ thở hơn cho người Iraq.”
Mang lại một cuộc sống bình an cho người khác là một trong các mục tiêu trong đời của Trung Tá Lương Xuân Việt trong một hành trình xuất phát từ Việt Nam, một đất nước cũng bị chiến tranh tàn phá như Iraq. Ông Việt chào đời tại Biên Hòa, sống với cha mẹ ở Sài Gòn trước năm 1975 và trong vùng Los Angeles sau khi tị nạn tại Hoa Kỳ. Ông lớn lên trong một gia đình gồm có tám anh chị em.
Người có ảnh hưởng lớn nhất trong đời của Trung Tá Việt chính là thân phụ của ông. “Ðời binh nghiệp luôn luôn là nguồn cảm hứng cho tôi, phần lớn vì tôi ngưỡng mộ và kính nể cha tôi cũng như các chú bác đã đi lính,” ông Việt tâm sự.
“Tôi muốn bắt chước cha tôi, sống với tinh thần trách nhiệm, danh dự, đất nước. Tôi vẫn nhớ những hình ảnh cha tôi xông pha vào chiến trận [trong] bộ quân phục Thủy Quân Lục Chiến mà ông rất hãnh diện, [với] sự tự tin, lòng yêu nước, và sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ đất nước.
“Khi còn bé, tôi từng ao ước được phục vụ trong binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Ðáng tiếc là ước mơ của tôi bị tan vỡ theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
“Thế nhưng tại quê hương mới này, ngọn lửa phục vụ vẫn bừng cháy trong tôi. Tôi rất biết ơn trước những gì mà đất nước Hoa Kỳ đã mang đến cho tôi và hàng ngàn người tị nạn.
“Mục tiêu duy nhất của tôi trong tinh thần phục vụ đất nước vĩ đại này là đóng góp trong công cuộc bảo vệ tự do và lối sống của chúng ta.”
Tinh thần phục vụ tại chiến trường Iraq của Trung Tá Lương Xuân Việt đã được báo chí Mỹ ghi nhận.
Trong một bài đăng trên trang tin điện tử của tuần báo Time ngày 26 Tháng Sáu, 2007, ký giả Mark Kukis đã viết về sự có mặt của ông Việt tại mặt trận Samarra:
“Làng Binat al Hasan đã vắng vẻ một cách kỳ lạ khi các quân nhân Hoa Kỳ bước xuống từ bốn chiếc trực thăng trong một cuộc hành quân trước khi trời sáng. Trong vài phút sau khi trực thăng đáp xuống, khoảng 75 lính nhảy dù Mỹ và một nhóm quân nhân Iraq đã trải rộng trong một ngôi làng nằm ở sa mạc khoảng 15 dặm về phía Ðông Nam Samarra. Các quân nhân đã lùng kiếm trong từng căn nhà mà không thấy ai.
“Trung Tá Việt Lương, chỉ huy trưởng của lực lượng Hoa Kỳ trong vùng Samarra, nói rằng những vụ bạo động do quân nổi dậy gây ra đã gia tăng đáng kể. [...] Ông Lương cho biết lúc trước Samarra và vùng nông nghiệp ở chung quanh chỉ có chừng hai vụ tấn công mỗi ngày. Giờ đây mỗi ngày có đến năm hoặc sáu vụ tấn công.
“Trong một lần hành quân mới đây ở ngoại ô Samarra, quân đội Hoa Kỳ đã bắt 14 người bị tình nghi là quân nổi dậy. Họ đầu hàng khi thấy trực thăng đáp xuống từ trên bầu trời đêm. Cũng có những đêm không bắt được ai tại những ngôi làng bụi bặm. ‘Bất cứ ngôi làng êm ả nào cũng có thể trở thành nơi ẩn náu hoặc điểm hẹn của quân nổi dậy,’ ông Lương nói. ‘Những kẻ xấu không thật sự biết có giới hạn.’”
Cũng trong ngày 26 Tháng Sáu, 2007, đài CNN có một mẩu tin liên quan đến ông Việt tại chiến địa Samarra. Bản tin đó được viết như sau:
“Trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN, Trung Tá Việt Lương đã so sánh chiến thuật và động lực của Việt Cộng (trong cuộc chiến Việt Nam) và lực lượng nổi dậy tại Iraq hiện nay. 'Vài chú bác của tôi nay đã trên 60 tuổi vẫn thường viết email cho tôi bằng tiếng Việt Nam. Họ nhắc cho tôi biết về những gì tôi cần để ý tại Iraq' ông kể. 'Quân nổi dậy tại Iraq đang dùng những chiến thuật tương tự (như Việt Cộng).'
“Trung Tá Lương cho biết quân nổi dậy thường ẩn náu trong những ngôi đền để không bị lính Mỹ tấn công. Ông cũng nhận thấy quân nổi dậy luôn trà trộn vào thường dân để không bị quân đội Hoa Kỳ tấn công với hỏa lực của họ. Ông Lương cũng nhận thấy động lực của quân nổi dậy không khác quân du kích cộng sản là bao nhiêu..."
Nhắc đến giai đoạn rời Việt Nam vào năm 1975, bản tin của CNN có viết thêm: “Ông Lương đã rơi lệ khi nhớ đến cha của ông, một quân nhân của Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó cha của ông đang giúp cho phi đạo tại Sài Gòn được thông trống, để phi cơ của quân đội Hoa Kỳ có thể đáp xuống. Ông Lương kể, 'Lúc đó tôi được thấy một đội trực thăng CH53 hùng tráng đáp xuống như những thiên thần từ trên trời đến cứu chúng tôi.'”
Cha của Trung Tá Việt là ông Lương Xuân Ðương, nguyên là thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến của quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Vị thiếu tá thuộc binh chủng “Cọp Biển” này đã qua đời tại California vào năm 1997.
Ngoài công tác tại Iraq, ông Việt cũng hãnh diện khi nhắc đến một sứ mạng khác mà đơn vị của ông từng thực hiện tại New Orleans. Tiểu đoàn của ông là đơn vị tiên phong của Sư Ðoàn Dù 82 được gởi đến tiểu bang bị bão.
“Tôi đã có một kinh nghiệm độc đáo trong vụ bão Katrina. Là một đơn vị tác chiến, chúng tôi thường chỉ chú trọng đến sứ mạng tác chiến. Khi được gởi đến New Orleans để hỗ trợ cho cơ quan FEMA, chúng tôi bị rơi vào tình trạng thực hiện những công việc ngoài khả năng của mình.
“Làm việc với nhiều cơ quan cấp liên bang, tiểu bang và địa phương không phải là sở trường của chúng tôi. Về mặt đó thì công tác tại New Orleans đã phức tạp hơn những gì chúng tôi đối phó ngoài trận địa.
“Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng tôi đã tạo được sự khác biệt rất lớn và đã có thể trợ giúp những đồng bào Hoa Kỳ.”
Trung Tá Việt đã tốt nghiệp bằng cử nhân trong môn Sinh-Hóa Học tại trường University of Southern California. Ông cũng đậu bằng tiến sĩ Khoa Học và Nghệ Thuật Quân Sự.

Ông Lương Xuân Việt được vợ con đón mừng vào đầu Tháng Mười Một, 2007 sau chuyến công tác tại Samarra, Iraq.
Trong thời gian trú đóng tại Fort Carson, Colorado đầu thập niên 1990, ông Việt đã gặp bà Quyên Kimberly Lau ở Denver. Vài năm sau họ thành hôn, nay có ba con gồm có một gái, hai trai: Ashley Thu Diễm, 13 tuổi; Brandon Xuân Huy, 10 tuổi; và Justin Xuân Quốc, 7 tuổi. Gia đình ông đang sống tại Fort Bragg, North Carolina.
“Quyên là một người vợ của lính, biết quên mình để lo cho chồng con,” ông Việt nói về vợ. “Sự hỗ trợ bền bỉ của vợ đã giúp tôi có thể chú trọng đến công việc của mình và đạt được thành quả trong những gì tôi làm.”
Mặc dù dành nhiều thời giờ cho quân đội, ông Việt cũng có những thú vui khác.
“Tôi mê thể thao, vẫn chạy bộ rất nhiều,” ông nói. “Tôi cũng thưởng thức văn chương và âm nhạc. Tôi rất thích đọc thơ và tiểu thuyết Việt Nam, cũng như sách Mỹ viết về lịch sử. Tôi từng tập chơi vĩ cầm trong thời thơ ấu, thế nhưng sau này tôi chơi đàn guitar. Tôi yêu thích những bài tình ca của Phạm Duy, Vũ Thành An, vân vân. Những ca khúc này nhắc cho tôi nhớ rằng tâm hồn tôi vẫn thật sự là một tâm hồn Việt Nam.”
Trung Tá Việt đã khuyến khích giới trẻ Mỹ gốc Việt hãy gia nhập quân đội. “Không phải ai cũng có thể đi lính,” ông nói. “Tuy vậy, đối với nhiều người, đi lính là phục vụ đất nước một cách chính trực và hữu ích.”
Sau khi phục vụ tại Iraq, Trung Tá Lương Xuân Việt đã được đưa vào danh sách các sĩ quan được đề bạt lên cấp đại tá.
“Tôi mong một ngày kia tôi được chỉ huy một lữ đoàn,” ông nói. “Ao ước của tôi là có khả năng để tạo ảnh hưởng tốt đến cho nhiều người, mang đến khác biệt trong đời sống. Ở một cấp chỉ huy cao hơn thì tôi có cơ hội được thực hiện niềm ao ước đó.”