Friday, May 25, 2018

From General To General: An Interview with Brigadier General Bill Seely '85

General Bill Seely with his wife, Nhung, at his promotion ceremony.
Posted 04/14/2017 04:05PM
One thing that everyone who goes to Wooster knows about the school is that whether it's the right fit for you or not, it is unlike any other place on earth. This plays true in our traditions (most recently DQ and Junior Move-Up), our community, and the people that bring these things into fruition: us, the students. We are what make this school what it is, and part of that has to do with how individual we all are while still upholding this strong sense of community between us. One day, whether it's sooner or later, we will all leave this place, and take ourselves (and this community) with us onto great things. While our lives after Wooster are yet to come, for alums, Wooster is already in their past, and yet the school still manages to affect their future. This rings true for a former Wooster General who has managed to bring what he has learned here into a massively influential job - Brigadier General, currently working in the Pentagon (yes, that Pentagon).

General Bill Seely '85, has made quite the name for himself since leaving Wooster. After studying at the American University in Washington, D.C. as an International Relations Major, he started working with the Marine Corps immediately - literally - and hasn't looked back. Graduating college on a Sunday and jumping into Marine Corps life on Tuesday of that same week, two days later, he has worked his way up in the world for the past thirty years, and has recently been given a job that very few hold, in a place where thousands long to work.
According to General Seely, the work he gets to do in the Pentagon is one of the most satisfying parts of the job. As the Director of Marine Corps Intelligence, General Seely oversees plans and policies that influence over 7,000 marines spread across the world, and he's extraordinarily proud of the meaningful impact this has on our country's operating forces. "The Pentagon as you can imagine, you may have seen in the movies, is a very very large place, with several thousand people actually working here. So it's always a buzz of activity, but the most satisfying part about actually working here is that decisions I make in regards to policy and plans really have a profound and positive effect on our operating forces. For those marines - let's say for example you're a marine out in California - something that I assign or approve here will take effect 'down the street' if you will, to those marines far away... I'm trying to make their lives better and easier in decisions at the Pentagon level." To give a better scope of how his authority works, General Seely compared his position to that of a dean, and less similar to a Senior Prefect, a position he fulfilled in his senior year at Wooster. "The dean doesn't command troops (senior and underclassmen workers), the Senior Prefect does, but the dean gives resources to the (job) captains and the proctors and the prefects."
The choice to put someone in the Pentagon is not one taken lightly. After a group of Colonel's are nominated for General, their names go through every area of government before being approved, including the President's office, which, at the the time of Seely's appointment, was held by former President Barack Obama. It takes a while for this list to get to the Oval Office, first decided by a selection board of Generals of anywhere between one and three stars, sent through a "chop chain" where Seely's record was reviewed by lawyers and various officers, transferred to another level of the Pentagon, and then finally sent to the Security of Defense, who delivers the nomination list to the President of the United States. If approved by our POTUS, the list is announced officially, before being sent off to the senate for finalized votes to take place.
Since being officially nominated by President Obama, a new president has taken his place, who happens to be at the other end of the political spectrum from the former. This, however, has no bearing on General Seely's work, or any other General, for that matter. "The selection (of Brigadier General) is very transparent with the transference of power, specifically Obama to Trump. Every time we get promoted at a new rank, we swear an oath to the constitution, not to a political party. The people I know take this very seriously. (Generals take this) so seriously that President Eisenhower, as I understand, through his entire military career never voted anyone for president. A lot of guys take it the same way: they have their private feelings, but they keep it private. We support and protect the constitution of the United States, and do our best to carry out orders. It's a good institution, and we do our best to be as apolitical as we can."
When it comes down to it for General Seely, his job is about one thing - the people, something that he learned at Wooster and took with him through his journey to the Pentagon. In fact, when asked what life advice he would give Wooster students today, he talked about just that: the people. Life is all about finding a higher purpose for oneself, General Seely told us, as well as finding a way to take that sense of purpose and use it to give back to the community. What he does today is so rewarding to him because he knows that the service he's doing is for his nation and for his community. "I had the same feelings when I was at Wooster - it is about the Wooster community. I still have those moments where I'm reading through the website and talking to my classmates, and (I realize that) those same feelings I had toward the school and the community have transferred themselves to the Marine Corps," he said to us over the phone, talking to us from his office in the Pentagon. He told us that if you have the inkling to give something back to the world or the people around you, the opportunities are endless. "If you're prepared and want to have a life of service, then one of the services is for you. Anything can be for you."
Brigadier General Seely came to Wooster in 1983 as a sophomore. During this time, Wooster was a boarding school, and Seely lived in both the "Arnold house" down on the football field, and later in the "East Cottage" boys dormitory.
At one point after our conversation with General Seely, Cosme spoke with the Wooster School expert, Mrs. O'Neill, to ask a few clarifying questions. He asked her where the East Cottage was, and she told him that it was the same cottage that is now called Wellington. McAllister used to be known as the West Cottage, and it was the girls dormitory. Also, she said that there was one house that was accidentally built ON TOP OF Wilson Field. She didn't say whether that house was Arnold house, but based on the fact that General Seely described it as being "on the football field", we would assume so.
General Seely was the senior prefect for the class of 1985. When we asked him about if and how his experience as senior prefect helped to prepare him for his position as Brigadier General, he had this to say:
"Growing up at Wooster, you respect the position and the responsibility that comes with that 'office' - you're serving on behalf of the school. It's not about me, it's about the school and the student body. How you can represent the student body, how you can lead the student body, and to move forward collectively."
This part of our conversation with General Seely was extremely fascinating, and made us realize how special of a place Wooster is. The beliefs, philosophies, and values of self-help and service towards one's community that have been passed on through generations of students are essential aspects of Wooster life. These things expose students to a positive work ethic, and shape Wooster students into who they become once they have graduated. General Seely is a perfect example of a product of the values that Wooster teaches. 


General Bill Seely (front center) with 1985 Wooster Classmates: (Left to Right) Helen Previdi, Michele Russo (Fornabio), Claire Gladstone, Matthew Eynon, William Seely, David Gelfman, Dennis Liu, 
Brandy Smith, Greg Jones, Kate Dillingham
It was an honor for everyone involved in writing this article to speak with General Seely. We thank him greatly for taking the time out of his very busy day to speak with us, as well as thank him for his service to the nation.
Thank you to Mrs. Costigan and Mrs. Thaler for organizing and arranging time for our discussion over the phone!
Thank you to Mrs. O'Neill for answering questions about the way campus used to look!



 

General William H. Seely III


General Lương Xuân Việt





Tuesday, May 1, 2018

Captain James Van Thach (Retired) U.S. Army

Captain James Van Thach (Retired) U.S. Army, is a Bronze Star and Purple Heart recipient, who was also given the honorary title of Brigadier General by the Iraqi government as an advisor to the New Iraqi Army.
He is a graduate of St. John's University & Law School at Touro Law Center.
Because of his severe wounds from the war zone, he was medically retired from
the US Army. 
He is a volunteer Veteran’s Advocate with Wounded Veteran Initiative of Canine Companions for Independence (CCI) with his beloved service dog Liz by his side. 

He is a certified Suicide Prevention Counselor and has served on a humanitarian mission in healing for himself and US Military and our allies in Afghanistan, Israel and Vietnam.

Additionally he volunteers  as the Public Affairs of the Royal Lao Airborne, that provide military training assistance to the US Armed Forces and our allies for Raiders - Jungle Warfare - Schools, provide humanitarian aid to schools, hospitals, refugee centers, and assist U.S. Department of Homeland Security (FEMA) in disaster-related activities. 

His program "ScamLifeGuard.com & Anti-Suicide program" has been adopted by the Royal Lao Airborne as a humanitarian mission to educate and stop against Internet, business, Romance & Human Trafficking scams to help the world.  


 Respectfully,

James Van Thach
CPT, Infantry
United States Army, Retired

Public Affairs Office
Royal Lao Airborne 
ScamLifeGuard "educate & stop Internet & Romance Scams" - http://ScamLifeGuard.com

Nữ Đại tá Lục quân Hoa Kỳ Danielle J Ngô

Những vị Tướng Hoa Kỳ gốc Việt trong tương lai



Vẻ Vang Dân Việt: Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư... Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây). Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH).   Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 3 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc. Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.     
 Chuẩn Tướng Lương Vuân Việt – Khi còn mang cấp bực Đại Tá, Ông là Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3, thuộc Sư đoàn Dù 101 của quân đội Hoa Kỳ. Dưới tài lãnh đạo và chỉ huy của Đại tá Việt, Lữ đoàn 3 Nhảy dù với quân số 9000 sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đã hoàn thành xuất sắc công tác bình định lãnh thổ khu vực trách nhiệm ở chiến trường Afghanistan, được xem như là một chiến thắng lớn. Sau 13 tháng chiến đấu tại chiến trường nổi tiếng khắc nghiệt đầy nguy hiểm, Lữ đoàn 3 Nhảy dù chỉ bị thiệt haị nhẹ với tổn thất 17 quân nhân.  


Army Via AP Photo. Đại tá Nhảy dù Luong Xuan Viet
  Trước những chiến công của Lữ đoản 3 Nhảy dù, Ngũ giác đài (Pentagon) đã mời Đại tá Lương Xuân Việt đến để thuyết trình trước các Tướng lãnh và Viên chức Quốc phòng về chiến thuật và cách chỉ huy hiệu quả của ông đã bảo toàn được nhiều sinh mạng binh sĩ.   Đại tá Việt được thăng cấp năm 2009.  Đại tá Việt là một trong bốn Đại tá gốc Việt xuất sắc và sáng giá nhất.  Ông đã bàn giao chức Lữ đoàn trưởng cho đại tá Lillibridge để tham dự khóa học một năm về ngoại giao tại đại học Stanford.   Ngày 6 tháng 8 năm 2014 vừa qua, Đại tá Lương Xuân Việt đã được Chính Phủ và Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ thăng cấp bậc Chuẩn Tướng Lục Quân.  Ông trở thành một vị tướng người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong quân lực Hoa Kỳ.  Đây là niềm hảnh diện không chỉ riêng cho gia đình Chuẩn tướng mà còn cho tất cả Cộng Đồng Việt Nam 
ở hải ngoại.  

    Trung Tướng Mark Milley (trái) giúp Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt cử hành nghi thức lập lại lời tuyên thệ trung thành với lý tưởng tự do, một thông lệ sau khi thăng cấp của quân đội Hoa Kỳ. (Hình: Hà Giang/Người Việt)   Đại Tá Thomas Nguyen, nguyên Trung Tá Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 44, Lữ đoàn 108 Phòng Không Lục quân, giúp huấn luyện và phát triển Quân đội A Phú Hãn.  

 
Đại tá Thomas Nguyen chỉ huy
Tiểu đòan 2, Trung đoàn 44 Phòng không.
  Đại tá Nguyễn Minh Hùng hiện là Chỉ huy trưởng Phân khu Ohio Valley Louisville, Lực lượng duyên phòng Hoa Kỳ (US Coast Guard). Năm 2010, Đại tá Hùng được đề cử vai trò đồng Chủ tịch (Co-Chair of the Injury) phối hợp điều tra giữa Lực lượng duyên phòng và Cơ quan Quản trị Khoáng sản (Minerals Management Service) Bộ nội vụ Hoa Kỳ để tìm ra nguyên nhân đưa đến tử vong của 11 công nhân làm việc tại dàn khoan Deepwater Hirizon bị chìm và hậu quả do dầu loang ảnh hưởng đến môi sinh vùng vịnh.   Tháng 6 năm 2010, Đại tá Hùng là một trong số 219 Đại Tá thuộc Lực Lượng Duyên Phòng (US Coast Guard) được chọn thăng cấp Phó đề đốc. Đại tá Hùng là một trong bốn Đại tá gốc Việt sáng giá để trở thành người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng Hoa Kỳ.
 
Đại tá Nguyễn Minh Hùng được thăng cấp vào năm 2007.
 
Phó Đề Đốc Nguyễn M. Hùng trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo từ giới Truyền thông Hoa Kỳ.
    Đại tá Bác sĩ Không quân Huynh Tran Mylene, Giám đốc chương trình Y khoa Quốc tế Không quân Hoa Kỳ – Director of The Air Force International 
Specialist Program
.  

 Hạm trưởng Đại Tá Lê Bá Hùng – Khi còn mang cấp bực Trung Tá, Ông là Hạm trưởng Khu truc hạm USS Lassen (DDG-82).  
  
Hạm Trưởng Trung tá Lê Bá Hùng
chỉ huy Khu trục hạm USS Lassen DDG-82.
  Ngày 7 tháng 11 năm 2009, ông chỉ huy chiến hạm USS Lassen cập cảng Đà Nẵng trong một sứ mạng công tác xã hội. Chuyến viếng thăm hữu nghị này được truyền thông Việt Nam đánh giá là để phát triển quan hệ quân sự Mỹ-Việt. Đây cũng là lần đầu tiên ông trở lại quê hương sau 35 năm và được các đồng cấp Việt Nam đón tiếp trọng thể. Trong chuyến thăm nầy, HQ Trung tá Lê Bá Hùng đã phát biểu: "Tình hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ đang phát triển và sự cam kết hợp tác quân sự của Mỹ đối với Việt Nam tiếp tục tiến đến một tầm mức cao hơn". Ngày 17 tháng 12 năm 2010, ông thôi làm Hạm trưởng USS Lassen, được chỉ định làm Phụ tá điều hành cho Phó đô đốc Scott R. Van Buskirk, Tư lệnh Hạm Ðội 7 tại Thái Bình Dương. Hạm Đội 7 của Hải quân Mỹ có từ 60 đến 70 chiến hạm và 3 hàng không mẫu hạm với khoảng 200 đến 300 máy bay.   Sau đó, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó hạm trưởng Khu trục hạm USS CURTIS WILBUR (DDG 54) đóng tại Yokosuka, Japan.   Ngày 6/4/2015, HQ Đại Tá Lê Bá Hùng – Tư lệnh phó đội Tàu khu trục số 7 của DESRON thuộc Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ (Thái Bình Dương) – trở lại Việt Nam lần thứ hai với cấp bậc Đại tá. Ông chỉ huy 2 tàu, gồm tàu khu trục USS Fitzgerald (DDG-62) và tàu chiến đấu ven biển USS Fort Worth (LCS-3) thuộc Liên đội tàu Khu trục (DESRON) của Hải quân Hoa Kỳ, bắt đầu chuyến viếng thăm kéo dài 5 ngày tại Đà Nẵng. Chuyến thăm nằm trong khuôn khổ chương trình hoạt động “giao lưu” thường niên lần thứ 6 (NEA) giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Việt Nam Cộng Sản.  
  
Trung tá Dương Hữu Ngân, Chỉ huy trưởng Phi đoàn 116, trang bị phi cơ E-2 Hawkeye Radar tiền thám – Carrier Airborne Early Warning Squadron 116. VAW-116 photo. HQ Trung tá Duong Huu Ngan và các Sĩ quan Phi đoàn 116 trên Hàng không mẫu hạm trước giờ cất cánh. 

    
Trung Tá Tuyên uý Linh mục Đặng Văn Chín, Tuyên uý trưởng, Bộ chỉ huy yểm trợ tiếp vận Hải quân Hoa Kỳ tại Brahan. Ông nguyên là HQ Trung uý Hải Quân VNCH trước năm 1975.  

 
HQ Trung tá Tuyên uý Công giáo, Linh mục Dang Van Chin và 
Hạ sĩ Cơ khí Than Tran trên chiến hạm yểm trợ thủy bộ USS Essex LHD-2 năm 2009.
  Trung tá Bác sĩ Hoàng Ngọc Tuân, nguyên Y sĩ trưởng trên Chiến hạm yểm trợ thủy bộ USS Peleliu LHA-5. Hiện là Y sĩ trưởng tại Căn cứ Thuỷ quân Lục chiến – Camp Penleton, San Diego.  
 
Thiếu tá Bác sĩ Hoang Ngoc Tuan đang giải phẩu bệnh nhân
trên Chiến hạm yểm trợ thủy bộ USS Peleliu LHA-5, năm 2008.
  Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran, thuộc Không đoàn viễn chinh 438 (438 Air Expeditionary Wing), giúp huấn luyện và phát triển Không lực A Phú Hãn.  
 
Trung tá Không quân Nhat Thomas Tran (giữa) tại một phi trường quân sự A Phú Hãn.
  Thiếu tá Elizabeth Phạm, Phi công chiến đấu cơ F-18D của Quân chủng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
 
USMC photo: Thiếu tá Elizabeth Pham
  Thiếu tá Phạm là một phi công xuất sắc (đậu đầu trong khoá đào tạo lái Fighter F-18 chung với nam giới). Thiếu tá Phạm có khả năng yểm trợ hỏa lực chính xác nơi mục tiêu cách xa với đồng ngũ Thủy quân Lục chiến dưới đất không tới 200 yards, vì bay rất thấp nên F-18 của Phạm đã nhiều lần trúng đạn tại Irak. Bạn đồng ngũ gọi Phạm là “miracle woman”. Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái Fighter F-18.   Thiếu tá Luật sư Phan Thanh Chinh Christopher, ngành Quân pháp Hải quân Hoa Kỳ – United States Navy Judge Advocate General’s Corps, Hội trưởng Quân nhân người Mỹ gốc Việt – VAAFA.
VAAFA photo. HQ Thiếu tá Luật sư Christopher Phan
  Và còn nhiều Quân nhân gốc Việt khác cũng nổi bật không kém.   Trong các bản danh sách thăng cấp đăng trên báo chí của Quân đội như: Navy Times, Marine Corps Times, Army Times và Air Force Times, và trên các Website của các đơn vị Hải, Lục và Không quân Hoa Kỳ, thường thấy có nhiều Sĩ quan và Hạ sĩ quan mang họ Việt Nam như: Nguyễn, Lê, Lương, Trần, Trịnh, Phạm, Phan, Đoàn, Đỗ, Đặng, Dương, Hoàng, Hà, Châu v.v… được chọn thăng cấp hàng năm, cho thấy người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đang góp phần chiến đấu đáng kể trong Quân lực Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới.   Cho đến nay vẫn chưa thấy có một thống kê chính thức nào cho biết có bao nhiêu người Việt Quốc Gia Hải Ngoại phục vụ và chiến đấu trong Quân đội Hoa Kỳ. Nhưng theo tin tức và tài liệu tham khảo, thì ước lượng có trên 4000 quân nhân gốc Việt đang phục vụ trong các Quân, Binh chủng Hái, Lục và Không quân Hoa Kỳ. Họ mang đủ mọi cấp bậc, từ Binh sĩ, Hạ sĩ quan lên đến Sĩ quan các cấp. Số Sĩ quan người Việt khá đông, có thể lên đến 1000 vị, cấp Sĩ quan cao nhất là Chuẩn Tướng (người đầu tiên là Lương Xuân Việt), và đã có trên 20 người Việt đang mang cấp bậc Đại Tá.   Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) và Hải Quân được thăng cấp Phó đề đốc rất khó! Phải hội đủ các điều kiện như sau: – Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng). – Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc. – Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định. – Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc. – Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense). – Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét. – Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm. – Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.   Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Số Chuẩn tướng và Phó đề đốc Quân lực Hoa Kỳ hiện nay được ghi nhận như sau: – Hải quân: 110 Phó Đề Đốc. – Coast Guard: 19 Phó Đề Đốc. – Thuỷ quân lục chiến: 40 Chuẩn tướng. – Lục quân: 150 Chuẩn tướng. – Không quân: 139 Chuẩn tướng – Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.   Năm 2011, Hải Quân có một số vị Trung tá Hải Quân (Navy Commander) như: Ha Van Thinh (Bác sĩ), Christopher Stephen Ly (Nha sĩ) và Trinh N K (Cơ khí) đã được thăng cấp Đại tá (Navy Captain).   Cũng trong tháng 5 năm 2011, có 12 vị HQ Trung tá được chọn thăng cấp HQ Đại tá, đó là Le Ba Hung, Duong Huu Ngan, Do H Thuy, Tran Quoc Bao, Pham Tung Xuan, Doan William Ray II, Huynh Thanh T, Lac Tri H, Nguyen Mark Minh Duy, Tran Jim T, Liebig Tina Tran và Duong Thanh X. N. Họ sẽ được Hội đồng thăng cấp (Boards) và Thượng viện duyệt xét để chính thức thăng cấp HQ Đại tá.   Những vị trong danh sách dưới đây, ai sẽ là Tướng Hoa Kỳ gốc Việt (sau Lương Xuân Việt)?   Danh sách Sĩ quan cấp Đại tá gốc Việt: Hải quân: – Tran Ngoc Nhung – Thu Phan Getka – Phan Phan – Ha Van Thinh – Chau Hanh Huu – Trinh N K – Bach Ken K – Christpher Steven Ly – Kim Hong Chin, Lu David (không rõ Việt hay Hoa?)  
 
HQ Trung tá Chau Huu Hanh được thăng cấp Đại tá năm 2010.
  Lực lượng duyên phòng – U.S Coast Guard: - Nguyen M. Hung. Lục quân: – Phuong T. Pierson – Hoang David Nga – Ha Dong Chin – Winborne Tracy La, Parks Kendall Tre (không rõ Việt hay Hoa?). Không quân: – Paul Doan – Vincent Dang – Mylene Huynh – Lynda Vu – Patrick D. Reardon (Việt mang họ và tên Mỹ). Sĩ quan cấp Trung tá gốc Việt ước lượng: – Hài quân: trên 50 – Lực lượng duyên phòng: 5 – Lục quân: trên 40 – Thủy quân lục chiến: trên 3 – Không quân: trên 40   Thực tế thì số Sĩ cao cấp đang phục vụ trong Quân lực Hoa Kỳ còn nhiều hơn trong danh sách được đề cập nơi đây. Hệ thống thăng cấp Quân lực Hoa Kỳ từ Thiếu uý lên đến Chuẩn tướng và Phó đề đốc: – Sau 18 tháng mang cấp Thiếu úy, sẽ được chọn thăng cấp Trung úy, gần 100% sẽ được thăng cấp. – Sau 2 năm mang cấp Trung úy, sẽ được chọn thăng cấp Đại úy, gần 100% sẽ được thăng cấp. – Sau 3 năm mang cấp Đại úy, sẽ được chọn thăng cấp Thiếu tá, khoàng 80% sẽ được thăng cấp. – Sau 3 năm mang cấp Thiếu tá, sẽ được chọn thăng cấp Trung tá, khoảng 70% sẽ được thăng cấp. – Sau 3 năm mang cấp Trung tá, sẽ được chọn thăng cấp Đại tá, khoảng 50% sẽ được thăng cấp. – Sau 3 năm mang cấp Đại tá, sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng hoặc Phó đề đốc, khoàng 3% sẽ được thăng cấp. Dĩ nhiên, tất cả Sĩ quan được chọn thăng cấp phải xuất sắc, và hội đủ những điều kiện quy định.   Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại đã trở thành Tướng lãnh Quân lực Hoa Kỳ đầu tiên, đó là Lương Xuân Việt.  Chuẩn tướng Lương Xuân Việt đã chứng minh được qua phương vị lãnh đạo chỉ huy, cùng với tài năng và lòng dũng cảm, và đó cũng chính là niềm hãnh diện chung của Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại.     Trong hàng ngũ Tướng lãnh Hải và Không quân Hoa Kỳ, hiện nay chưa có người Việt Quốc Gia Hải Ngoại mang cấp Tướng. Tuy nhiên, với trên 20 Đại tá thì người Việt Quốc Gia Hải Ngoại sẽ trở thành Tướng lãnh Hải Quân và Không Quân Quân đội Hoa Kỳ chỉ còn là thời gian.   Tài liệu tham khảo: Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions - General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.

Châu Lập Thể, thuyền nhân Việt thăng tướng Mỹ

Ông Lapthe Flora đã được thăng cấp Chuẩn tướng vào năm 2016.
Một thuyền nhân Việt được một cặp vợ chồng Mỹ nhận làm con nuôi rồi nỗ lực trở thành chuẩn tướng cho biết rằng ông luôn mong gia nhập quân ngũ để trả ơn Hoa Kỳ.
Ông Lapthe Flora (tên Việt là Châu Lập Thể) từng là đại tá trong lực lượng Vệ binh Quốc gia của tiểu bang Virginia ở đông bắc Hoa Kỳ, và đã được thăng hàm cấp tướng năm ngoái.
Tôi luôn nỗ lực làm việc hết sức mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó mình lại trở thành một vị tướng. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, rất hứng thú, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì có nhiều sự kỳ vọng. Hy vọng là tôi sẽ làm việc tốt không chỉ cho đất nước mà còn cho cả cộng đồng.
Tướng Châu Lập Thể nói.
Trả lời VOA Việt Ngữ, ông Thể cho biết rằng bản thân ông cũng không thể ngờ được mình lại nhận được vinh dự này.
Ông nói thêm: “Tôi luôn nỗ lực làm việc hết sức mỗi ngày, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ngày nào đó mình lại trở thành một vị tướng. Đó là một trải nghiệm đáng nhớ, rất hứng thú, nhưng đồng thời cũng lo lắng vì có nhiều sự kỳ vọng. Hy vọng là tôi sẽ làm việc tốt không chỉ cho đất nước mà còn cho cả cộng đồng”.
Trước ông Thể, năm 2014, Đại tá lục quân Hoa Kỳ Lương Xuân Việt đã được thăng hàm chuẩn tướng, trở thành quân nhân Mỹ gốc Việt đầu tiên có cấp bậc cao nhất.
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt.
Chuẩn tướng Lương Xuân Việt.
Cả hai vị tướng gốc Việt này từng là thuyền nhân, và được nước Mỹ nhận làm người tị nạn sau khi rời Việt Nam.
Ông Thể sinh năm 1962 tại Việt Nam trong một gia đình gốc Hoa, và thân phụ của ông từng là một thủy thủ trong đội Hải vận của Việt Nam Cộng hòa.
Khi ông lên hai tuổi, cha ông hy sinh, bỏ lại mẹ ông và 6 người con. Khi mới 11 tuổi, ông đã phải đi làm trong một nhà máy để phụ mẹ kiếm sống.
Lúc 18 tuổi, ông cùng người thân vượt biên sang Mỹ bằng thuyền. “Chúng tôi rời Long An tháng Năm năm 1979, và mất 5 ngày mới tới được Indonesia cũng như từng bị hải quân Indonesia bắn phía trước tàu, ngăn cản tàu không được cập bến”, ông kể. “Lúc đó, chúng tôi hết sức tuyệt vọng, không đồ ăn, nước uống trong năm ngày mà trên boong lại có trẻ nhỏ gần như chết đói, nên cả tàu cứ cố tiến vào bờ. Hải quân Indonesia sau đó buộc phải đàm phán với chúng tôi và chúng tôi có gì, nhẫn cưới hay đồng hồ, thì cho hết họ để được lên bờ”.
Một năm sau, ông được phép sang Hoa Kỳ, và sau đó đã được cặp vợ chồng người Mỹ John và Audrey Flora nhận làm con nuôi.
Các thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên biển tìm đường ra nước ngoài.
Các thuyền nhân Việt Nam lênh đênh trên biển tìm đường ra nước ngoài.
Khi được hỏi lý do gia nhập quân ngũ, liệu có phải để trả ơn nước Mỹ, vị chuẩn tướng nói:
“Chắc chắn là vậy. Đó là lý do số một. Ta phải trả ơn đất nước đã cho chúng ta cơ hội thứ hai trong cuộc đời. Tôi đã trải qua thời kỳ khốn khó nên tôi hiểu rằng khi ai đó cứu ta, có thể nói là từ địa ngục, suy nghĩ thường trực trong đầu tôi, đó là phải trả ơn, và không có cách nào tốt hơn khi ta mặc quân phục”.
Ngoài ra, vị tướng này còn cho biết rằng ông nhập ngũ để trải nghiệm tinh thần đồng đội cũng như để tri ân cha ruột mình và những người nhận nuôi ông ở Mỹ cũng là gia đình quân nhân yêu nước.
Ta phải trả ơn đất nước đã cho chúng ta cơ hội thứ hai trong cuộc đời. Tôi đã trải qua thời kỳ khốn khó nên tôi hiểu rằng khi ai đó cứu ta, có thể nói là từ địa ngục, suy nghĩ thường trực trong đầu tôi, đó là phải trả ơn, và không có cách nào tốt hơn khi ta mặc quân phục.
Tướng Thể nói.
Trong buổi lễ thăng tướng năm ngoái, ông Thể dùng tiếng Việt để gửi lời cảm tạ các quân nhân Việt Nam Cộng hòa:
“Tôi chân thành cảm kích và lấy làm vinh hạnh về sự hiện diện của quý vị trong buổi lễ ngày hôm nay, đặc biệt đối với các cựu quân nhân quân lực Việt Nam Cộng hòa. Tôi xin thành thật có vài lời để tri ân họ về sự hy sinh cao cả và chiến đấu dũng cảm, bất khuất và kiên cường để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cũng như duy trì an ninh cho toàn dân trong suốt 20 năm. Và đồng thời, tôi xin nêu lên niềm cảm phục của tôi về bao năm chịu đựng lưu đày, khổ sai, khốn khổ và ly tán của các cựu chiến sỹ cũng như gia đình của họ”.
Ông Thể được phong hàm Sĩ quan Lục quân năm 1987 từ trường Võ bị Quân sự Virginia. Năm 2011, ông nhận bằng cao học về nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Chiến Tranh Lục Quân ở tiểu bang Pennsylvania.
Ông từng xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ ở nước ngoài tại Bosnia, Kosovo và Afghanistan. Với các thành tích trên, ông Thể từng được trao giải thưởng về lãnh đạo đặt theo tên của Tướng Douglas MacArthur.
"Giấc mơ Mỹ" của ông Thể gắn với việc nắm bắt các cơ hội.
"Giấc mơ Mỹ" của ông Thể gắn với việc nắm bắt các cơ hội.
Sau 20 năm, tất cả các thành viên trong gia đình ông Thể giờ đã đoàn tụ và hiện sinh sống trên khắp Hoa Kỳ.
Khi được hỏi về ý nghĩa của “giấc mơ Mỹ” đối với mình, ông Thể nói:
Một trong những điều tốt đẹp ở Mỹ đó là chúng ta có cơ hội dành cho tất cả mọi người mà tự do đem lại. Cơ hội ở đất nước này không bao giờ hết, và nếu ta sẵn lòng gắng sức làm việc, vì bất kỳ công việc nào, ta sẽ thành công.
Tướng Thể nói về giấc mơ Mỹ.
“Giấc mơ Mỹ mà tôi đã trải qua đều gắn với các cơ hội và nỗ lực hết mình. Một trong những điều tốt đẹp ở Mỹ đó là chúng ta có cơ hội dành cho tất cả mọi người mà tự do đem lại. Cơ hội ở đất nước này không bao giờ hết, và nếu ta sẵn lòng gắng sức làm việc, vì bất kỳ công việc nào, ta sẽ thành công”.
Tướng Lập Thể cũng không quên gửi lời nhắn nhủ tới những thanh niên Mỹ gốc Việt muốn gia nhập quân ngũ: “Bạn sẽ làm một việc cao cả hơn bản thân mình và thuộc về một tổ chức được người dân Mỹ hết sức tôn trọng. Với những người trẻ muốn gia nhập quân ngũ, tôi khuyến khích các em đi theo con đường đó”.
Theo các nhà quan sát, việc ông Thể trở thành chuẩn tướng trong Vệ binh Quốc gia là điều hiếm, vì số quân nhân gốc Việt trong lực lượng này không nhiều như trong các binh chủng khác của lục quân hay hải quân.
Vệ binh Quốc gia là lực lượng dự bị của Lục Quân Hoa Kỳ, với kinh phí hoạt động chính là từ các tiểu bang trên nước Mỹ.
VOA

Trung Tá Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Elizabeth Phạm F18, F35

Vào buổi trưa trời thật nóng một ngày mùa hè của miền Nam California, trong căn lều chật đông đúc người chờ chụp hình lưu niệm, tất cả những huyên náo, tiếng vang từ hệ thống âm thanh cực mạnh dội khắp mọi nơi từ sân khấu của buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, với hơn mười ngàn người tham dự, một âm thanh trầm vang bao phủ cà một sân vận động trường Trung Học Bolsa thuộc thành phố Garden Grove, California
Người Thiếu Nữ Việt Nam với nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong Bộ Quân Phục Đại Lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ, trên vai với cấp bậc Đại Úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương Đại Lể và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nỗi bật, bên phải huy chương của đơn vị, mái tóc Cô cuốn tròn phía sau gáy nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người Nữ Quân Nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ. Nhũng người ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ và Cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thạnh tình mà đông đảo đồng hương dành cho Cô. Họ đến rồi đi Cô và Phu Quân tiếp đón từng người một, giong nói thật nhẹ nhàng và lễ phép luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm, họ đến để ngưỡng mộ nhưng cũng để tự hào chính họ một dân tộc có một qúa trình thật hào hùng và nhũng thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục chứng minh cho truyền thống ấy.
Cô Elizabeth Phạm tên ngắn gọi là Liz cùng Phu Quân đã đến với Cộng Đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt, đến để yểm trợ một việc làm đầy chính đáng, đến để cám ơn Anh những thương binh Việt Nam Cộng Hòa. Một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khà năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó, như lời Cô Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
Những Sĩ Quan Hoa Tiêu cho những phản Lực Cơ Chiến Lược, một trong những phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình "top top secret" tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi Quân Đội và Quốc Phòng phải được cấp trên chấp thuận và phải "briefing" tường trình tất cả khi trở về căn cứ. Do đó việc tham dự vào ngày Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh người Thương Binh VNCH phải được sự chấp thuận của cấp trên và là cũng một cố gắng vượt bực của cô và phu quân để tham dự . cũng như trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn ngươì hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN đuợc trực tiếp chiếu hình đến khắp nơi trên Hoa Kỳ. Cô đã minh định lập trường Quốc Gia và Chính Nghĩa của mình cũng như muốn đền đáp lại phần nào quốc gia đã bao dung những ngươì tỵ nạn Cộng Sản để cho tất cả có một đời sống đầy ý nghĩa tại Hoa Kỳ.
Ngày 18 tháng 11 năm 1978 khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thơì điểm cô chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô. Những thành phố Southbay miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây, 1,458 chiếc FA-18 A/B đã sản xuất và trị gía 41 triệu dollars cho mỗi chiếc. Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. 17 năm sau ngày 29 tháng 11 chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị gía mổi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất và Cô Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã xử dụng loại máy bay chiến lược này.
Khi viết lưu niệm và chiếc áo của nhân viên thuộc Công Ty Northrop Grumman người đã làm việc tại chương trình F18 trên 28 năm đem đến căn lều dựng trong khu vực Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh và sẽ được giới thiệu đến những bạn đồng nghiệp một phụ nữ Việt Nam là phi công của những loại máy bay chiến lược này cô cùng phu quân đã ký tên vào. Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh, phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thưòng mà cô được vinh danh trong hạng những phi công xuất chúng. Và cũng có thể cô đang xử dụng loại máy bay EA-18G loại nầy tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình "Top Secret Clerance" Bí mật Chiến Lược Quốc Phòng nên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì và bất cứ ai, liên quan đến công việc của cô, trị gía mổi chiếc EA-18G lên đến 66 triệu dollars. Chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm đó là chiếc X-35 JSF cô cũng mong muốn được xử dụng trong tương lai sắp đến.
Khi được mời sang chụp ảnh lưu niệm với các Cựu Quân Nhân và các thành viên thuộc Hội Bảo Tồn Truyền Thống Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cô và phu quân thật hăng hái, đến nơi những chiếc quân xa cùng thơì Chiến Tranh Việt Nam đã đậu sẵn, những bộ quân phục màu xanh olive, màu rằn ri, những cựu quân nhân QLVNCH khắp mọi nơi , căn lều dã chiến mùi vải bố nhà binh đầy nhóc người, những giá súng M16, trung liên, đại liên, mìn claymore, lựu đạn M26, băng ca tải thương, thùng đạn, dụng cụ cùng thời với chiến tranh Việt Nam được trưng bày và cô hiên ngang hùng dũng đứng trước những ngươì lính bộ binh trong trang phục tư thế tác chiến trước lều và những tấm hinh lưu niệm để ghi lại nhũng cuộc gặp gỡ khó quên này.
Khi băng qua khán đài trở lại nơi chụp hình lưu niệm tiếp tục trên sân khấu những bản nhạc thời chinh chiến vẫn tíếp tục những nghệ sĩ khắp nơi tự nguyện về trình diễn cống hiến những đóng góp của mình cho chương trình phát hình trong 5 tiếng đồng hồ liên tục và con số đóng góp đã hơn $600,000 dollars. Các thương binh đang chờ ngóng tin vui nơi quê nhà. Những hội đoàn và cá nhân, cơ sở thương mại tình nguyện công sức và tài chánh, những phiên họp của Ban Tổ Chức chuẩn bị từ nhiều tháng trước quy tụ hơn cả trăm thiện nguyện viên và ngày thứ bảy hôm trước hàng trăm người đã đến để sắp ghế, dưng lều, trang trí sân khấu, thiết kế âm thanh, treo biển ngữ, thử hệ thống điện thoại, hôm ngày Đại Nhạc Hội hàng ngàn tô phở và café đã được bán ra củng hàng chục ngàn chai nưóc lạnh và nước ngọt tất cả số tài chính thu được đều dành cho Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa. Cái món nợ tâm linh tuy chủ nhân không có khả năng đòi, nhưng Cộng Đồng người Việt Quốc Gia không đang tâm đi quịt những món nợ ấy.
Buổi chiều, cơn nắng gắt đả đi qua hơn 7 giờ tối nhưng mặt trời vẫn chưa lặn, những đồng hương không chịu ra về và cho đến gần 8 giờ tối tất cả nghệ sĩ dàn hàng ngang trên sân khấu cùng trình diễn bản nhạc và con tim đã vui trở lại của Đức Huy, cuối cùng Ban Tổ Chức tuyên bố chấm dứt Chương Trình Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa, đồng hương tủa tràn ra phía dưới sân khấu những vòng hoa tung lên, bong bóng và khói đệm cảnh tung ra những lơì chúc tụng và kêu gào cảm ơn thống thiết, những bàn tay vẫy như tiếc nuối, quang cảnh như nổ tung với nhiều triều mến, và tiếng nhạc cuối cùng chấm dứt tất cả như muốn giữ lại nhũng dư âm làm hành trang cho cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn anh kỳ 3.
Buổi tối đã 9 giờ đêm những thiện nguyện viên tiếp tục hoàn tất nhũng công việc quang cảnh baĩ chiến trường của sân vận động sau khi 10 ngàn người ra về, với chương trình văn nghệ liên tục hơn 8 giờ đồng hồ.
Khi ra về tấm biểu ngữ treo trên hang rào kẻm của sân vận động trường học với ánh sáng còn lại cuối ngày và ánh đèn đêm dòng chữ ẩn hiện.
Món nợ quê hương chưa trả hết
Niềm đau phế tật vẫn còn đây.
Lòng thanh thản cho những công việc thành tựu trong ngày, phía sau một vương vấn vẫn tíếp tục theo đuổi và chìm theo màn đêm. Bên kia công viên những ánh đèn sáng trắng và những đứa trẻ vẫn tiếp tục rong chơi vội cuối ngày, một đứa bé đứng lại nhìn những chiếc xe nhà binh củ kỷ nặng nề với nhiều trang cụ vừa chạy ngang qua và khuất dần trong bóng đêm.
Phạm Hòa